De thi HSG sinh hoc 2006-2007

Chia sẻ bởi Lê Đình Tùng | Ngày 13/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: de thi HSG sinh hoc 2006-2007 thuộc Đại số 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2006 - 2007
Môn thi : Sinh học Thời gian : 60 phút ( không kể thời gian phát đề )
ĐỀ

Câu 1: (3đ)
Cơ thể đã có cơ chế như thế nào để tự bảo vệ mình khi bị các vết thương gây đứt vở mạch máu và làm chảy máu? Em hãy trình bày các bước xử lý thích hợp khi gặp một người bị vết thương chảy máu động mạch ở cổ tay?
Câu 2: (3đ)
Trình bày những biến đổi và hoạt động của NST trong từng kì của quá trình nguyên phân? Hãy giải thích ý nghĩa của nguyên phân đối với di truyền?
Câu 3: (2đ)
Biến dị tổ hợp là gì? Cho ví dụ. Nguyên nhân phát sinh và ý nghĩa của loại biến dị này.
Câu 4: (2đ)
Cho lai 2 giống hồng thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng lai với nhau, thì ở thế hệ nào đó thu được 36 cây hoa đỏ; 71 cây hoa hồng; 25 cây hoa trắng.
a/ Giải thích và xác định xem đó là thế hệ nào? Đặc điểm về di truyền của cặp tính trạng đem lai như thế nào?
b/ Viết sơ đồ lai kiểm chứng.

-----HẾT-----

ĐÁP ÁN
Môn thi : Sinh học

1/ Câu 1:
* Đông máu là một cơ chế tự bảo vệ cơ thể chống mất máu.
Sự đông máu liên quan đến hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu. Cơ chế cầm máu gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Mạch máu co lại tạo điều kiện cho sự hàn kín vết rách trên mạch.
- Giai đoạn 2: Hình thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết thương, do các tiểu cầu bám vào vách mạch và bám vào nhau.
- Giai đoạn 3: Hình thành khối máu đông hàn chắc vết rách.
* Các bước xử lí khi gặp một người bị vết thương chảy máu động mạch ở cổ tay:
- Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch cánh tay, khi thấy dấu hiệu mạch đập rõ thì bóp mạnh để làm ngừng chảy máu ở vết thương vài 3 phút.
- Buộc garô: Dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương ( về phía tim) với lực ép đủ làm cầm máu.
- Sát trùng vết thương, đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng lại.
- Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
Lưu ý: + Chỉ các vết thương chảy máu động mạch ở tay ( chân) mới sử dụng biện pháp buộc dây garô.
+ Cứ sau 15 phút lại nới dây garô ra và buộc lại nếu không các mô dưới vết buộc có thể chết do thiếu O2 và các chất dinh dưỡng.

Câu 2:
a/ Kì trung gian:
NST ở dạng sợi dài mảnh do duỗi xoắn. Vào kì này, NST tiến hành tự nhân đôi. Mỗi NST đơn tạo thành một NST kép gồm có 2 cromatit giống nhau, dính nhau ở tâm động.
b/ Phân bào chính thức:
- Kì đầu: Các NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn dần lại và dầy lên.
- Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại tạo thành hình thái rõ rệt dễ quan sát nhất. Lúc này các NST kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
- Kì sau: Mỗi NST kép trong tế bào tách nhau ra ở tâm động. Hai cromatit trước đó bây giờ trở thành hai NST phân li đều về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của sợi tơ thoi vô sắc.
- Kì cuối: Các NST ở tế bào con duỗi xoắn ra và tạo trở lại dạng sợi dài, mảnh.
* Ý nghĩa:
- Là hình thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể ở các loài sinh sản vô tính.
- Bộ NST đặc trưng của loài được ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa hai cơ chế là nhân đôi NST (xảy ra ở kì trung gian) và phân li NST (xảy ra ở kì sau).

Câu 3:
- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ.
Ví dụ: Lai 2 cây đậu thuần chủng có hạt vàng trơn và hạt vàng nhăn. Ở F2 thu được 2 kiểu hình khác P là hạt vàng nhăn và hạt xanh trơn.
- Nguyên nhân: Có sự phân li độc lập và tổ hợp lại các cặp tính trạng làm xuất hiện các kiểu hình khác P.
* Ý nghĩa:
+ Giải thích được sự đa dạng của các loài sinh sản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đình Tùng
Dung lượng: 28,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)