Đề thi HSG GDCD 9 (2011-2012)

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Ngoan | Ngày 16/10/2018 | 64

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG GDCD 9 (2011-2012) thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀOTẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

CHÂU THÀNH
CẤP HUYỆN


NĂM HỌC: 2011-2012


MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN


KHỐI LỚP 9


(Thời gian làm bài: 150 phút)






Câu 1: (6 điểm)
Bằng hiểu biết của mình, em hãy chứng minh nhận định sau: “ Dân chủ và kỷ luật là sức mạnh của một tập thể ”.
Câu 2: (8 điểm)
Vì sao hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu của các quốc gia, các dân tộc trên thế giới? Trong quan hệ hợp tác quốc tế, Đảng và Nhà nước ta tuân thủ theo những nguyên tắc nào? Em hiểu như thế nào về quan điểm: “Hòa nhập chứ không hòa tan” trong quan hệ giao lưu hợp tác cùng phát triển?
Câu 3: (6 điểm)
Bác Hồ đã từng nói: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.” Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm nổi bật truyền thống trên.
















Hướng dẫn chấm
Môn: GDCD – Khối lớp 9

Câu 1: (6 điểm):
Yêu cầu nêu được :
-Khái niệm dân chủ : Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.(0,5đ)
-Khái niệm kỷ luật : Là những quy định chung của tập thể và cộng đồng …nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung. (0,5đ)
-Mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật :
+Dân chủ tạo cơ hội để mọi người phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. (0,5đ)
+Kỷ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả …(0,5đ)
-Dẫn chứng cụ thể :
+Mặt tốt (nêu ví dụ cụ thể ). (1 đ)
+Mặt trái của việc thiếu dân chủ, kỷ luật (nêu ví dụ cụ thể ).( 1 đ)
-Ý nghĩa :
+Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động….(0,5đ)
+Tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá nhân góp phần xây dựng xã hội phát triển về mọi mặt .(0,5đ)
-Liên hệ bản thân trong việc phát huy dân chủ và ý thức rèn luyện kỷ luật trong học tập, lao động, hoạt đông xã hội ..(1 đ)
Câu 2: (8 điểm).
-Hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu của các quốc gia, các dân tộc trên thế giới vì hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu( bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo...) mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được .(2,0 điểm)
-Trong quan hệ hợp tác quốc tế, Đảng và Nhà nước ta tuân thủ theo những nguyên tắc:
+Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. (1,0 điểm).
+Bình đẳng và cùng có lợi. (1,0 điểm).
+Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hòa bình. (1,0 điểm).
+Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.(1,0 điểm).
- “Hòa nhập chứ không hòa tan” là quan điểm của chúng ta trong quá trình hội nhập quốc tế. Được hiểu như sau:
+Trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta muốn phát triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với nền văn hóa khác. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc ta sẽ tiếp thu tinh hoa văn hóa và những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến của nhân loại đó là hòa nhập. (1,0 điểm).
+Tuy nhiên trong quá trình ấy chúng ta luôn biết kế thừa, giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc, không đánh mất bản sắc riêng của mình, không bị đồng hóa bởi các dân tộc khác đó là không hòa tan. (1,0 điểm).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Ngoan
Dung lượng: 54,00KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)