De thi hsg

Chia sẻ bởi Đào Thị Anh Thư | Ngày 13/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: de thi hsg thuộc Đại số 9

Nội dung tài liệu:

TUẦN 29:
Lớp
Ngày soạn
Ngày dạy

8A4
08/03/2016
11/03/2016


TIẾT 60: BẤT PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được: Bất phương trình một ẩn;
- Học sinh xác định được tập nghiệm của bất phương trình;
- Học sinh nêu lên được điều kiện để hai bất phương trình tương đương;
2. Kĩ năng:
- Biết cách kiểm tra một số có là nghiệm của bpt một ẩn hay không;
- Viết được tập nghiệm của bất phương trình một ẩn;
- Biểu diễn được tập nghiệm của bất phương trình dạng x < a, x > a, x ( a, x ( a trên trục số;
- Biết cách tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả.
3. Tư duy và thái độ:
- Học sinh có ý thức hợp tác nhóm tích cực, đoàn kết có hiệu quả.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học;
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học và giao tiếp;
- Năng lực hợp tác;
- Năng lực tính toán ;
- Năng lực tư duy...
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, máy tính, máy projector.
2. Học sinh : Bảng nhóm, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Dạy học giải quyết vấn đề;
- Dạy học hợp tác;
- Dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh...
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:(3 phút )
Thế nào là phương trình một ẩn? Lấy ví dụ về phương trình một ẩn , xác định vế trái và vế phải của bất phương trình đó.
2 . Đặt vấn đề :
Từ ví dụ về phương trình ở phần kiểm tra bài cũ : Nếu cô thay dấu “ =” bởi các dấu “ < ,, > hoặc ” thì khi đó các hệ thức này được gọi là gì ?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1:(12-15 phút ) Mở đầu ( NL: hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tính toán...)


GV: Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung phần mở đầu SGK/41.
HS: nghiên cứu nội dung
GV: Sau khi tìm hiểu phần mở đầu, các em rút ra được những kiến thức gì?
HS: trả lời
GV: yêu cầu HS nhận xét, GV bổ sung, chốt kiến thức .
GV và HS giải quyết phần đặt vấn đề.
HS lấy ví dụ về bất phương trình một ẩn
GV đưa phản ví dụ.

HS: nêu các ý kiến thắc mắc (nếu có)
GV và HS giải đáp các thắc mắc, chốt kiến thức.



GV: Yêu cầu học sinh vận dụng làm ?1
HS : Hoạt động cá nhân phần a
HS : Hoạt động nhóm phần b
GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận (thời gian 3 phút ).
HS : Đại diện 1 nhóm thuyết trình , các nhóm còn lại đổi chéo chữa, báo cáo kết quả, đề xuất câu hỏi (nếu có).
GV: đề xuất câu hỏi đặt vấn đề chuyển phần 2

1.Mở đầu
Hệ thức 2200x + 4000  25 000 (1) là một bất phương trình với ẩn x.
Vế trái: 2200x + 4000
Vế phải: 25 000

-Thay x = 9 vào bất phương trình (1) ta được 2200.9 + 4000  25 000 là khẳng định đúng.
=> x = 9 là một nghiệm của bất phương trình.
-Thay x = 10 vào bất phương trình (1) ta được 2200.10 + 4000  25 000 là khẳng định sai.
=> x = 10 không là nghiệm của bất phương trình.


:SGK-41

Hoạt động 2: (10-12 phút )Tập nghiệm của bất phương trình ( NL: Tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ toán học ...)


GV: Tập nghiệm của bất phương trình là gì?
HS: trả lời
GV: nhận xét, giới thiệu thêm khái niệm giải bất phương trình và chiếu các khái niệm lên màn hình.
GV: yêu cầu HS nghiên cứu VD1/ SGK- GV: Ở ví dụ 1 các em đã thu nhận được những nội dung kiến thức gì ?

HS: lên bảng viết tập nghiệm của bất phương trình.

GV: nhận xét, hướng dẫn HS biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình đó trên trục số.


HS: thực hiện VD2 theo yêu cầu của GV
GV:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Thị Anh Thư
Dung lượng: 643,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)