Đề thi học kì 2

Chia sẻ bởi Mimi Ho | Ngày 26/04/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 2 thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 6
NĂM HỌC 2018-2019


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ PLEIKU

ĐỀ CHÍNH THỨC
KIỂM TRA HỌC KỲ I– NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không tính thời gian phát đề)


Họ và tên học sinh:………………………………Lớp:………Phòng thi…….Số báo danh:………
TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ

(Đề này gồm 1 trang học sinh làm bài trên giấy kiểm tra)
ĐỀ:
Câu 1: (2 điểm) Sông và hồ khác nhau như thế nào ?Hãy kể tên một số sông lớn ở Việt Nam.
Câu 2: (4 điểm) Nước biển và đại dương có những hình thức vận động nào? Nêu khái niệm và nguyên nhân?

Câu 3: (3 điểm) ): Thế nào là lớp vỏ sinh vật? Con người có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất?

Câu 4: (1 điểm) Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí? Tính nhiệt độ TB năm
Cho bảng số liệu nhiệt độ các tháng trong năm của Hà Nội
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Nhiệt độ
18
17
20
24
27
29
29
28
27
25
21
18

Hãy tính nhiệt độ TB năm của Hà Nội ?

.....................................Hết..........................................................
10. Sông và hồ khác nhau như thế nào ?
Trả lời: * Sự khác nhau giữa sông và hồ:
- Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
- Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2018-2019- MÔN ĐỊA LÝ KHỐI 6
Câu
Đáp án
Điểm


Sự khác nhau giữa sông và hồ:
- Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
- Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
*Một số sông lớn ở Việt Nam:Sông Hồng,sông Hương( Huế),sông sài gòn( TP Hồ Chí Minh),sông bạch đằng( Quảng Ninh)




- Nước biển và đại dương có 3 hình thức vận động: sóng , thuỷ triều, dòng biển
Vận động
Sóng
Thủy triều
Dòng biển

Khái niệm
Là sự dao động tại chỗ của nước biển và đại dương .
Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên , lấn sâu vào đất liền , có lúc rút xuống, lùi tít ra xa.
Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trên biển và đại dương

Nguyên nhân hình thành
-Chủ yếu do gió
- Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần
Do sức hút của Mặt Trăng và một phần của Mặt Trời
Chủ yếu là các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất: Tín phong, Tây ôn đới.







- Sinh vật sống trong các lớp đất đá, không khí và lớp nước, tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái Đất. Đó là lớp vỏ sinh vật.
- Ảnh hưởng con người đến sự phân bố thực và động vật trên Trái Đất:
+ Ảnh hưởng tích cực: Con người đã mở rộng phạm vi phân bố của thực vật và động vật bằng cách mang các giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.
+ Ảnh hưởng tiêu cực: Con người đã thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật; việc khai thác rừng bừa bãi làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú.



+ Vĩ độ địa lí : Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí các vùng vĩ độ cao.
+ Độ cao: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
+ Vị trí gần hay xa biển: Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau.

Nhiệt độ TB năm = Tổng nhiệt độ 12 tháng
12

=18+17+20+24+27+29+29+28+27+25+21+18
12
= 23,60C




* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mimi Ho
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)