Đề thi HKII môn địa 9

Chia sẻ bởi Ngô Văn Trung | Ngày 16/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HKII môn địa 9 thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT VĨNH THUẬN ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ II
TỔ SỬ-ĐỊA NĂM HỌC: 2010-2011
GV: PHẠM THỊ BÍCH VÂN MÔN: ĐỊA LÝ 9
SĐT: 01219245744


Câu 1: Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào sau khi đất nước thống nhất ?
Hướng dẫn trả lời:
- Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP của vùng (59,3%).
- Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng gồm : Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại (dầu khí, điện tử), công nghệ cao.
- Các trung tâm công nghiệp của vùng :Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà,Vũng Tàu (Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 50% giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng ).


Câu 2: Cho biết một số thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ?
Hướng dẫn trả lời:
- Diện tích đất rừng gần 4 triệu ha, đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha.
- Phù sa bồi đắp hàng năm , màu mỡ .
- Khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nước dồi dào, nguồn hải sản phong phú, biển ấm quanh năm, ngư trường lớn, nhiều đảo và quần đảo thuận lợi cho khai thác hải sản.
- Giao thông thủy quan trọng của các tỉnh phía Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Công.

Câu 3: Nêu một số biện pháp cải tạo đất phèn , mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ? Việc cải tạo đất phèn, mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có ý nghĩa như thế nào ?.
Hướng dẫn trả lời:
- Biện pháp: Tháu chua, rửa mặn, xây dựng hệ thống bờ bao, kênh rạch thóat nước vào mùa lũ, giữ nước ngọt vào mùa cạn, bón phân, tạc vôi, lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Ý nghĩa: Đất phèn, mặn chiếm diện tích rất lớn (2.5 triệu ha). Nếu được cải tạo sẽ mở rộng thêm diện tích canh tác nông nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản.


Câu 4: Nêu những nét nổi bật về sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long ? Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở vùng này ?
Hướng dẫn trả lời:
* Nét nổi bật :
- Là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của cả nước (Chiếm 51.4% sản lượng lúa cả nước)
- Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta
- Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh
- Chiếm hơn 50% sản lượng thủy sản của cả nước, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu đang phát triển mạnh.
* Ý nghĩa: Giải quyết vấn đề an ninh lương thực trong nước, là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.


Câu 5: Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ?.
Hướng dẫn trả lời:
- Vùng biển rộng và ấm quanh năm.
- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản rộng.
- Ngư trường rộng lớn.
- Tài nguyên biển phong phú với nhiều lọai hải sản quý hiếm, giá trị kinh tế cao.

Câu 6: Vẽ sơ đồ các ngành kinh tế biển ? Qua đó, em hãy cho biết những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta ?
Hướng dẫn trả lời:
* Vẽ sơ đồ:

* Những điều kiện thuận lợi :
- Bờ biển dài, vùng biển rộng, nhiều vũng, vịnh, vùng biển nhiệt đới ẩm, sinh vật biển phong phú, nhiều bãi tôm, bãi cá dọc bờ biển có khả năng khai thác lớn.
- Có nhiều cảnh quan nối tiếng để phát triển các loại hình tham quan trên biển. Vị trí cầu nối trung chuyển, gần đường hàng hải quốc tế, giao thông thuận lợi giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Câu 7: Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long ?.
Hướng dẫn trả lời:
- Tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác.
- Làm tăng giá trị sản lượng, giá trị hàng hóa xuất khẩu.
- Nâng cao mức sống của người dân trong vùng.


Câu 8: Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long ?
Hướng dẫn trả lời:
- Là vùng đông dân ,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Văn Trung
Dung lượng: 82,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)