De thi GVG tinh bac ninh khoi mầm non 2015

Chia sẻ bởi Thieu H­Ung | Ngày 05/10/2018 | 94

Chia sẻ tài liệu: de thi GVG tinh bac ninh khoi mầm non 2015 thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




HỘI THI GVDG CẤP TỈNH NĂM HỌC 2015 - 2016
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN
Giáo dục mầm non (lớp 4-5 tuổi; 5-6 tuổi)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 09 tháng 12 năm 2015
===========


Câu 1 (2,0 điểm):
Khi xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động trong nhóm, lớp giáo viên cần thực hiện theo các nguyên tắc nào? Theo đồng chí phải sắp xếp bố trí môi trường hoạt động cho trẻ tại nhóm, lớp của mình như thế nào cho phù hợp.

Câu 2 (3,0 điểm):
Đồng chí hãy nêu nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo và những điểm cần lưu ý khi giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ?

Câu 3 (3,0 điểm):
Giao tiếp có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển nhân cách của trẻ?
Đồng chí đã sử dụng những biện pháp nào để giáo dục phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ, liên hệ thực tế.

Câu 4 (2,0 điểm):
Đồng chí hãy cho biết những yêu cầu chuẩn bị khi tổ chức một giờ thể dục, thuộc lĩnh vực giáo dục thể chất ở lứa tuổi mình phụ trách?

========Hết========
(Đề có 01 trang)






HƯỚNG DẪN CHẤM
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2015-2016
VÒNG KIỂM TRA NĂNG LỰC
Giáo viên mầm non (lớp 4-5 tuổi; 5-6 tuổi)

Câu 1 ( 2,0 điểm): Khi xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động trong nhóm, lớp giáo viên cần thực hiện theo các nguyên tắc nào? Theo đồng chí phải sắp xếp bố trí môi trường hoạt động cho trẻ tại nhóm, lớp mình phụ trách như thế nào cho phù hợp.

* Khi xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động trong nhóm, lớp giáo viên cần thực hiện theo các nguyên tắc sau: (1,0 điểm)
1. Kế hoạch xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động phải cụ thể và được tiến hành theo từng chủ đề
2. Việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ hoạt động phải được tiến hành trong suốt thời gian thực hiện chương trình CSGD trẻ
3. Môi trường có không gian; cách xắp xếp phù hợp, gần gũi quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; phản ánh kinh nghiệm văn hóa của địa phương; luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ.
4. Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi có màu sắc – hình dạng, kích thước, chức năng sử dụng phù hợp, hứng thú đối với trẻ; được bảo dưỡng giữ gìn sạch sẽ luôn tạo sự hấp dẫn đối với trẻ, tránh ồ ạt đồ dùng đồ chơi vào cùng một lúc.
5. Tận dụng và khai thác triệt để tác dụng giáo dục của môi trường hoạt động, tránh tình trạng lãng phí công sức, thời gian.
6. Tôn trọng nhu cầu, sở thích và có tính đến khả năng của mỗi trẻ.
* Liên hệ việc sắp xếp bố trí môi trường cho trẻ hoạt động tại nhóm, lớp mình phụ trách cho phù hợp (có ví dụ minh họa): 1,0 điểm, Gợi ý:
- Đối với mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi):
+ Tạo khoảng không gian phù hợp cho các khu vực hoạt động trong lớp.
+ Tranh mảng tường có bố cục phức tạp hơn và có tác dụng cung cấp kiến thức, kinh nghiệm cho trẻ. Tranh treo vừa tầm, gợi mở cho trẻ cách thức hoạt động.
+ Số lượng góc chơi cần bố trí nhiều hơn ở lứa tuổi mẫu giáo bé (4-5 góc chơi), các góc chơi đa dạng
+ Các kệ giá đồ chơi có bánh xe, cao hơn lớp mẫu giáo bé.
+ Đồ chơi cho trẻ phải để ở dạng rời, dạng mở (không có sẵn) để kích thích tính tò mò, thích khám phá của trẻ. Kích cỡ đồ chơi vừa tay trẻ, to hơn so với mẫu giáo bé. Đồ chơi phải theo chủng loại, có ký hiệu/ tên riêng. Các chữ viết đúng, hấp dẫn và ý nghĩa.
+ Chủng loại đồ chơi nhiều nhưng số lượng đồ chơi của mỗi loại ít hơn mẫu giáo bé vì trẻ có thể phối hợp chơi chung một bộ đồ chơi.
+ Trẻ tham gia làm đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh cùng cô.
+ Tạo không gian cần thiết để trẻ có thể thiết lập dễ dàng những mối quan hệ trong khi chơi.
+ Thường xuyên thay đổi cách trang trí, sắp xếp các góc chơi tạo sự hấp dẫn, mới lạ đối với trẻ
Đối với trẻ lớp mẫu giáo lớn (5-6 tuổi):
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thieu H­Ung
Dung lượng: 72,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)