De tai day chau hung thu tich cuc hoat dong voi kham pha khoa hoc

Chia sẻ bởi Thầy Danh | Ngày 05/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: de tai day chau hung thu tich cuc hoat dong voi kham pha khoa hoc thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO …………………
TRƯỜNG MẦM NON ……………..
(((





Đề tài:
DẠY CHÁU HỨNG THÚ, TÍCH
CỰC HOẠT ĐỘNG VỚI KHÁM PHÁ
KHOA HỌC



















I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Khi nói đến thế hệ tương lai của đất nước thì chúng ta nghĩ ngay đến lứa tuổi mầm non. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ là vô cùng quan trọng. Trong đó khám phá khoa học đóng vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
- Khả năng nhận thức của trẻ được phát triển thông qua việc tiếp xúc, tìm hiểu khám phá, từ đó mới tạo nên sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ. Thông qua những câu hỏi về môi trường xung quanh trẻ dễ dàng lĩnh hội được các khả năng tư duy, quan sát, so sánh… có được điều đó sẽ hình thành các khái niệm và trẻ sẽ biết cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống nói chung và trong hoạt động nói riêng. Nhưng làm sao để hoạt động này đạt kết quả tốt giúp các cháu khám phá sự vật hiện tượng trong môi trường xung quanh một cách hứng thú và tích cực. Qua thời gian thực hiện hoạt động này tôi đã thấy được những thuận lợi và khó khăn sau:
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1/ Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của tổ Mầm non Phòng giáo dục huyện Bình Minh và đặc biệt là Ban Giám Hiệu Trường Mầm Non Hoa Hồng I đã tạo điều kiện cho tôi được đi dự giờ thao giảng theo cụm và tỉnh.
- Lớp học thoáng mát, sạch sẽ, đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ.
- Trường nằm ở vị trí thuận lợi nên dễ dàng cho phụ huynh đưa rước cháu.
- Đa số các cháu thuộc diện thị trấn nên phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của mình.
2/ Khó khăn:
- Ở lớp tôi có một số cháu rất nhút nhát, không chịu phát biểu như cháu: Phước Tài, Tấn Phát, Phương Thùy.
- Bên cạnh đó thì có một số cháu rất hiếu động không giơ tay phát biểu mà trả lời linh tinh, không nề nếp như: Nhật Thông, Hồng Thư, Tuấn Minh
- Một trong những nhiệm vụ hiện nay là làm thế nào để cháu hoạt động tích cực, hứng thú, phát huy óc sáng tạo của trẻ trong khám phá khoa học, đó là một việc làm không đơn giản.
- Từ những khó khăn trên, tôi đã cố gắng tìm ra các biện pháp để khắc phục
III. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
- Khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là con đường tìm hiểu khám phá thế giới vật chất, khoa học với trẻ nhỏ là quá trình tìm hiểu khám phá thế giới tự nhiên.
- Đối với các cháu thụ động, ít phát biểu tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại như thế và tôi đã tìm ra vì các cháu tiếp thu bài chậm so với các cháu khác nên các cháu cứ rụt rè, ít nói, ít hoạt động. Tôi luôn nghiên cứu kỹ và mục tiêu bài dạy của tôi đề ra phải phù hợp với khả năng trình độ tiếp thu của trẻ. Khi lên tiết dạy tôi luôn cố gắng dùng vật thật để trẻ dễ nhín, dễ quan sát và gần gũi với trẻ.
Ví dụ: Dạy đề tài “ Tìm hiểu một số loại quả” trước hết tôi cho trẻ hát bài “ Quả gì” trẻ rất thích. Sau đó để tạo sự tò mò tôi cho trẻ quan sát chiếc túi kỳ lạ mà tôi đã chuẩn bị sẵn các loại quả như: Cam, chuổi, nhãn, đu đủ… và tôi mời một vài cháu lên sờ, ngửi và đoán xem đó là quả gì?
+ Con sờ được quả gì?
+ Quả đó có dạng gì?
+ Ăn quả đó như thế nào?
+ Mùi vị ra sao?
- Để kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ tôi bổ quả đó ra, cho trẻ quan sát bên trong nó có gì và tôi cho trẻ ăn thử xem mùi vị như thế nào có giống như bạn nói lúc nãy không!
+ Con xem bên trong quả này có gì?
+ Khi ăn con cảm thấy vị nó như thế nào?
- Tôi thường động viên trẻ tự tin, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cùng cô và bạn. Bên cạnh đó để tạo sự kích thích, hứng thú cho trẻ bằng cách kể đoạn truyện ngắn, xem mô hình để trẻ trực tiếp nghe và quan sát.
Ví dụ: Đề tài “ Gia đình nhà vịt” tôi xây dựng mô hình và kể đoạn truyện thăm nhà bà có nuôi các chú
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thầy Danh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)