Đề tài

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Miền | Ngày 05/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: Đề tài thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

LỜI MỞ ĐẦU
Nền giáo dục Việt Nam là một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính dân tộc, khoa học hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Từ khi cách mạng tháng 8 thành công đến nay Đảng và nhà nước ta tuân theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng con người là vốn quý nhất là nguồn lực hàng đầu của đất nước, cần coi trọng nuôi dưỡng và không ngừng phát triển .
Để thực hiện thắng lợi CNH- HĐH chúng ta cần giáo dục để thế hệ trẻ trở thành con nguời “ Năng động ,sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề” Những con người tự tin có trách nhiệm ,hành động phù hợp với những giá trị nhân văn và công bằng xã hội .
Đổi mới giáo dục nói chung trong đó sự đổi mới giáo dục mầm non có quan hệ mật thiết với nhau ,giáo dục mầm non là nền tảng ban đầu để phát triển nhân cách con người .
Đối với giáo dục nói chung trong đó giáo dục mầm non ngày càng được xác định vai trò và vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân của mỗi nước . Điều đó được khẳng định rõ trong nghị quyết TƯ II khoá 8 là phải xây dựng hoàn chỉnh và phát triển giáo dục mầm non, chuẩn bị cho những tiền đề cần thiết nhằm đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục mầm non. Để trẻ em phát triển đầy đủ các mặt: Thể lực, ngôn ngữ , nhận thức, tình cảm và xã hội. Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước.






MỤC LỤC
I. Phần mở đầu
I.1.Lý do chọn đề tài 3
I.2.Mục đích nghiên cứu 4
I.3.Thời gian địa điểm 4
I.4.Đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn
I.4.1.Lý luận 4
I.4.2.Thực tiễn 5
II.Phần nội dung
II.1.Tổng quan 6
II.2.Chương II:Nội dung vấn đề nghiên cứu
II.2.1.Thực tiễn và kết quả công tác trường mầm non HTT 7
II.2.2.Một số tồn tại trong công tác XHH-GD 7
II.2.3.Một số vấn đề đặt ra trong công tác XHH-GD 8
II.2.4.Một số biện pháp đẩy mạnh công tác XHH-GD
II.2.4.1.Công tác tuyên truyền 8
II.2.4.2.Nâng cao chất lượng hoạt động 9
II.2.4.3.Huy động cộng đồng 9
II.2.4.4.Thực hiện tốt quy chế dân chủ 9
II.2.4.5.Xây dựng và nhân rộng điển hình 9
II.3.Chương III:Phương pháp nghiên cứu, kết quả
II.3.1.Phương pháp nghiên cứu 10
II.3.2.Kết quả nghiên cứu 10
III. Phần kết luận
III.1. Một số kết luận 11
III.2.Một số kiến nghị 12
IV.Tài liệu tham khảo


PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lý do chọn đề tài
“ Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai”
không chỉ là một khẩu hiệu kêu gọi thôi thúc toàn thế giới chú trọng quan tâm hơn đến vấn đề chăm sóc giáo dục con người mà giờ đây khẩu hiệu đó đã trở thành phương châm hành động trở thành “ sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình xây dựng,cải cách giáo dục của tất cả các quốc gia trên hành tinh của chúng ta. Bởi vì đất nước muốn phồn vinh, cường thịnh không tụt hậu với thời gian và luôn đi trước thời đại thì rất cần ở thế hệkế cận trong tương lai: sự thông minh, trí tuệ, cần cù, ham hiểu biết, bản lĩnh giàu nhiệt huyết cùng khả năng sáng tạo không ngừng. Đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng không chỉ những người làm công tác giáo dục nghĩ đến mà toàn xã hội đã quan tâm chăm lo cho công tác giáo dục nhất là giáo dục mầm non. Trong những năm qua, công cuộc đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo.
Đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Sự nghiệp giáo dục trên cơ sở đó cũng không ngừng phát triển, hệ thống trường lớp khang trang hơn, các bậc phụ huynh học sinh có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con cái hơn. Các cơ quan ban ngành cũng đã thực sự coi giáo dục là động lực phát triển của đất nước. Trong tình hình hiện nay với nền kinh tế thị trường phát triển đã nảy sinh rất nhiều tiêu cực trong xã hội và đang xâm nhập vào thế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Miền
Dung lượng: 122,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)