Đề Kiểm tra Kỳ I

Chia sẻ bởi Đinh Hữu Trường | Ngày 16/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: Đề Kiểm tra Kỳ I thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG
Họ và tên:…………………………. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Lớp: 6A… Môn: Địa lí (thời gian 45’)

Điểm
Lời phê của Thầy, Cô giáo


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM(3Đ).
Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu ý đúng nhất:
Dựa vào thời gian hình thành, người ta chia ra:
Núi già, núi trẻ. b. Núi cao, núi thấp, núi trung bình.
c. Núi lửa, núi bình thường.
Câu 2: Hoàn thành câu sau bằng cách điền từ thích hợp vào chỗ trống của câu:
Nội lực và ngoại lực là hai lực……………………………., chúng xảy ra………………………………tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.
Câu 3: Nối các ô bên trái với các ô bên phải sao cho đúng:








II. PHẦN TỰ LUẬN(7Đ).
Câu 1(2đ): Hãy trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất và nêu vai trò của lớp vỏ đối với đời sống và hoạt động của con người ?
Câu 2(2,5đ): Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào ?
Câu 3(2đ): Ở địa phương em đang sinh sống có các dạng địa hình nào ? Nêu đặc điểm và giá trị kinh tế của các loại địa hình đó ?
Câu 4: (Dành cho lớp 6A1)
Dựa vào kiến thức đã học: So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên ?
BÀI LÀM.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN
PHẦN TRẮC NGHIỆM. (3đ)
Câu 1: a.
Câu 2: Nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau, chúng xảy ra đồng thời tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.
Câu 3: Kết quả nối các ô sau:






II. PHẦN TỰ LUẬN.
Câu 1: (2đ). Vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất, có độ dày từ 5-70 km, rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ < 10000 C. Lớp vỏ TĐ được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau .
Vai trò: Là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác của TĐ như không khí, nước, sinh vật… là nơi sinh sống và hoạt động của xã hội loài người.
Câu 2: (2,5đ) Điểm khác nhau của núi già và núi trẻ:
Khác nhau về tuổi:
+ Núi già: Được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm đã trải qua quá trình bào mòn.
+ Núi trẻ: Được hình thành cách đây vài chục triệu năm
Khác nhau về hình thái:
+ Núi già: Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.
+ Núi trẻ: Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.
Câu 3: (2đ). Địa phương có dạng cao nguyên:
Là dạng địa hình tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, có sườn dốc và độ cao tuyệt đối trên 500 m
Giá trị kinh tế: trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 4: So sánh bình nguyên và cao nguyên:
Giống nhau: Địa hình tương đối bằng phẳng.
Khác nhau:
+ Bình nguyên (đồng bằng): Dạng địa hình thấp, độ cao tuyệt đối thường < 200m.
+ Cao nguyên: Dạng địa hình cao, độ cao tuyệt đố từ 500 m trở lên, có sườn dốc.









MA TRẬN HAI CHIỀU KIỂM TRA HỌC KỲ I ĐỊA LÍ 6.PPCT: 18
1. Mục tiêu kiểm tra
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh và lấy điểm học kì I. Giáo viên có thể điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp.
- Kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản ở các chủ đề: Cấu tạo bên trong của Trái Đất, Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt TĐ, Địa hình bề mặt TĐ
- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản ở cả 3 cấp độ nhận thức: Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng sau khi học xong nội dung Cấu tạo bên trong của Trái Đất, Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt TĐ, Địa hình bề mặt TĐ.
2. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan(30%) và tự luận(70%) .
3.Ma trận đề kiểm tra.
- Cấu tạo bên trong của Trái Đất 1 tiết. TSĐ 25%=2,5đ
- Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt TĐ 1 tiết .TSĐ 10%=1đ
- Địa hình bề mặt TĐ 2 tiết. TSĐ 65%=6,5đ
* Kết hợp với việc xác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Hữu Trường
Dung lượng: 49,50KB| Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)