De kiểm tra kì I

Chia sẻ bởi Hồ Xuân Thắng | Ngày 16/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: de kiểm tra kì I thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

SỞ GD & ĐT ĐẮK LẮK ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC KỲ I
TRƯỜNG: THPT LÊ HỒNG PHONG NĂM HỌC 2009 - 2010
TỔ: SỬ - ĐỊA – GDCD MÔN: ĐỊA LÍ 12
( Thời gian làm bài: 45 phút )







ĐỀ RA

Câu 1 ( 3.0 điểm )
Chứng minh: “ Địa hình nước ta có tính nhiệt đới ẩm gió mùa ”. Nguyên nhân?.
Câu 2 ( 2.0 điểm )
Thông qua Atlat địa lí Việt Nam, trang 7 ( Atlat xuất bản, năm 2008 ). Hãy trình bày đặc điểm bão tác động vào lãnh thổ nước ta ( Không nêu hậu quả và biện pháp phòng chống ).
Câu 3 ( 2.0 điểm )
Hãy so sánh, làm rõ sự khác biệt về cảnh quan thiên nhiên giữa vùng Tây Bắc và Đông Bắc nước ta.
Câu 4 ( 3.0 điểm )
Qua bảng số liệu sau đây:

Năm
Tổng diện tích có rừng
(triệu ha)
Diện tích rừng tự nhiên
(triệu ha)

1943
14,3
14,3

1983
7,2
6,8

2005
12,7
10,2


- Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng ở nước ta, từ năm 1943 – 2005.
- Hãy đưa ra những nhận định, nhằm làm rõ thực trạng suy giảm về tài nguyên rừng nước ta.



--------------------------- HẾTt--------------------------------






ĐÁP ÁN
Điểm
Nội dung đáp án

3.0 điểm


1.0 đ
1.0 đ
0.5 đ


0.5 đ
Câu 1. Chứng minh: Địa hình nước ta có tính nhiệt đới ẩm gió mùa. Nguyên nhân?
Địa hình nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện ở chỗ:
- Qúa trình xâm thực diễn ra mạnh ở vùng đồi, núi bị mất lớp phủ thực vật: cắt xẽ địa hình, sói mòn, đất trượt, đất lỡ,..., quá trình caxtơ hóa địa hình ở núi đá vôi.
- Qúa trình bồi tụ diễn ra nhanh ở các đồng bằng, nhất là ĐBSCL, ĐBSH...
- Qúa trình xâm thực và bội tụ, là hai quá trình cơ bản làm biến dạng địa hình ở nước ta.
- Do khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa lớn, địa hình chủ yếu là đồi núi, có độ dốc lớn, độ che phủ ở nhiều vùng núi bị giảm.

2.0 điểm



0,5 đ


0,5 đ


0,5 đ

0,5 đ
Câu 2. Thông qua Atlat địa lí Việt Nam, trang 7 ( Atlat xuất bản, năm 2008 ) . Hãy trình bày đặc điểm Bão tác động vào lãnh thổ nước ta ( Không nêu hậu quả và biện pháp phòng chống )
=> Bão tác động vào lãnh thổ nước ta có sự phân hóa về thời gian, không gian và tần suất:
- Tháng 6, 7 , 8 bão tác động vào miền Bắc nước ta, với tần suất bão từ 0,3 – 1 cơn bão / tháng (tháng 6, 7). Tháng 8 bão tác động, với tần suất: 1 – 1,3 cơn bão / tháng.
- Tháng 9, bão tác động vào vùng Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa – Thừa Thiên Huế) với tuần suất bão: 1,3 – 1, 7 cơn bão / tháng.
- Tháng 10, tháng 11, 12 bão di chuyển vào phía Nam, tác động vào Nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng – Ninh Thuận), với tần suất giảm dần: tháng 10, tần suất bão là: 1 – 1.3 cơn bão / tháng, tháng 11, 12 tần suất bão giảm chỉ còn 0,3 – 1 cơn bão / tháng.
- Bão nước ta tập trung chủ yếu vào các tháng 8, 9, 10 với 70% số cơn bão.

2.0 điểm




0,5 đ



0,5 đ



0, 5 đ


0, 5 đ


Câu 3. Hãy so sánh, làm rõ sự khác biệt về thiên nhiên giữa vùng Tây Bắc và Đông Bắc nước ta.
Thiên nhiên 2 vùng Tây Bắc và Đông Bắc nước ta có sự phân hóa khá rõ rệt:
* Vùng núi Đông Bắc
- Địa hình chủ yếu là đồi núi có độ cao thấp, độ cao trung bình, với hướng núi vòng cung.
- Cảnh quan thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa:
+ Khí hậu chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Xuân Thắng
Dung lượng: 57,00KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)