Đề kiểm tra Địa 6 lần 1 kỳ II

Chia sẻ bởi Vũ Trần Duy Hưng | Ngày 16/10/2018 | 67

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra Địa 6 lần 1 kỳ II thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: ĐỊA LÍ 6
NĂM HỌC: 2013 – 2014

(Thời gian làm bài: 45 phút)


I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu 1: Thế nào được gọi là mỏ khoáng sản:
Là những tích tụ khoáng vật và đá, được con người khai thác và sử dụng.
Là nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen, màu,...
Là những nơi tập trung nhiều khoáng sản.
Là khoáng sản được hình thành từ quá trình xâm thực.
Câu 2: Thành phần của không khí bao gồm:
Khí Nitơ, khí Cacbônic, hơi nước.
Khí Nitơ, khí Ôxi, hơi nước và các khí khác.
Hơi nước, khí Ôxi.
Tất cả phương án trên đều sai.
Câu 3: Gió là sự chuyển động của không khí từ:
Từ đất liền ra biển.
Từ biển vào đất liền.
Nơi khí áp thấp về nơi khí áp cao.
Từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp.
Câu 4: Khi nào thì sinh ra các hiện tượng mây, mưa, sương mù,...:
Khi không khí bão hoà, mà vần được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị hoá lạnh.
Khi không khí càng nóng lên.
Khi Khi không khí có chứa một lượng nước nhất định.
Khi không khí tiếp xúc với một khối khí nóng.

II/ PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Thế nào là hiện tượng động đất? Hiện nay, con người đã có những biện pháp gì để giảm bớt thiệt hại do động đất gây ra?
Câu 2: (1,5 điểm)
Lớp vỏ khí (khí quyển) được chia thành mấy tầng? Nêu đặc điểm của tầng đối lưu?
Câu 3: (1,5 điểm)
Tại sao lại có sự khác nhau giữa nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong nội địa?
Câu 4: (3 điểm)
Nêu khái niệm hiện tượng mưa.
Nhận xét sự phân bố lượng mưa trên thế giới.
















-------------------------HẾT-------------------------






























ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
I/ Phần trắc nghiệm.
Câu 1: Chọn C. (0,5 điểm)
Câu 2: Chọn B. (0,5 điểm)
Câu 3: Chọn A. (0,5 điểm)
Câu 4: Chọn D. (0,5 điểm)

I/ Phần tự luận.

Câu
Nội dung đáp án
Thang điểm

1
 - Động đất là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ sâu trong lòng đất làm cho lớp đá rung chuyển dữ dội.

- Những biện pháp để hạn chế động đất:
+) Lập các trạm nghiên cứu dự báo trước để kịp thời so tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
+) Xây nhà chịu được các trận động đất lớn.
+) Di chuyển người dân ra khỏi vùng hay xảy ra động đất.

1 điểm





1 điểm

2
- Lớp vỏ khí được chia thành 3 tầng:
+ Tầng đối lưu.
+ Tầng bình lưu.
+ Các tầng cao khác của khí quyển.
Đặc điểm của tầng đối lưu:
- Có độ dày từ 0 – 16 km.
- Là nơi sinh ra các hiện tượng, khí tượng như mây, sấm,...
- Nhiệt độ giảm dần khi càng lên cao.
- Trung bình cứ lên cao 100m, thì nhiệt độ giảm 0,60C.




0,5 điểm





1 điểm

3
- Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, do đó nhiệt độ vùng năm gần biển thường lạnh hơn vùng sâu trong nội địa


1,5 điểm

4
a. Khái niệm: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện tốt, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước to dần, rơi xuống đất thành mưa.
b.Nhận xét: - Lượng mưa phân bố không đồng đều
- Nó sẽ mưa nhiều ở vùng Xích đạo.
- Mưa ít ở vùng cực và gần cực.


2 điểm





1 điểm


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Trần Duy Hưng
Dung lượng: 60,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)