Đề đáp án địa 6 HKI 17-18

Chia sẻ bởi Nguyễn Lạp | Ngày 16/10/2018 | 134

Chia sẻ tài liệu: Đề đáp án địa 6 HKI 17-18 thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 - 2018
HẢI LĂNG MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 6
Thời gian làm bài 45 phút

Câu 1 (2,0 điểm): Dựa vào bản đồ sau, em hãy:

a) Xác định hướng đi từ điểm C đến điểm E; từ điểm E đến điểm A.
b) Xác định tọa độ địa lí của điểm B và điểm C.
Câu 2 (5,0 điểm):
a) Trình bày sự vận động tự quay quanh trục của trái đất.
b) Sự vận động của trái đất quanh trục sinh ra những hệ quả cơ bản nào?
c) Việt Nam nằm ở khu vực giờ số 7, Hồng Kông nằm ở khu vực giờ số 8. Lúc ở Việt Nam là 15 giờ ngày 02/01/2018 thì ở Hồng Kông là bao nhiêu giờ?
d) Tại sao một năm dương lịch có 365 ngày?
Câu 3 (3,0 điểm):
a) Thế nào là cao nguyên, bình nguyên (đồng bằng)?
b) Địa hình cao nguyên, bình nguyên có ý nghĩa gì đối với sản xuất nông nghiệp?

.....................HẾT......................
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM
HẢI LĂNG ĐỀ THI HỌC KỲ I MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6
Năm học: 2017 – 2018

Câu 1.
2,0đ

a) Xác định hướng:
- C đến E: hướng Đông.
- E đến A: hướng Tây Bắc.
b) Xác định tọa độ địa lí:
- Điểm B: (1100Đ; 100B).
- Điểm C: (1300Đ; 00).
(Câu c sai kí hiệu Đ, B hoặc không có thì trừ 50% điểm)

0,5
0,5

0,5
0,5

Câu 2.
5,0đ

a) Sự vận động tự quay của Trái Đất:
- Tự quay quanh trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo.
- Hướng: từ Tây sang Đông.
- Thời gian: một vòng hết 24 giờ.
b) Hệ quả:
- Giờ trên Trái Đất.
- Ngày và đêm luân phiên nhau.
- Làm lệch hướng mọi vật chuyển động theo chiều kinh tuyến.
( HS nêu được: Sự điều hoà nhiệt độ giữa ngày đêm hoặc chuyển động biểu kiến của Mặt Trời và các tinh tú theo hướng ngược lại. Khuyến khích thêm 0,5 điểm nếu câu này chưa đạt điểm tối đa)
c) Tính giờ
- Hồng Kông nằm về phía Đông của Việt Nam, cách Việt Nam 1 khu vực giờ.
- Giờ ở Hồng Kông là: 15 giờ + 1 = 16 giờ ngày 02/01/2018.
(học sinh làm có phép tính và kết quả thi ghi điểm tối đa 1,0 điểm)
d) Tại sao một năm dương lịch có 365 ngày?
Lấy tròn một chu kỳ quay của trái đất quanh mặt trời.

0,5

0,5
0,5

0,5
0,5
0,5




0,5
0,5


1,0

Câu 3.
3,0đ

a) Khái niệm:
- Cao nguyên: Là dạng địa hình tương đối bằng phẳng nhưng có sườn dốc, độ cao tuyệt đối trên 500m.
- Bình nguyên: là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m.
b) Giá trị đối với sản xuất nông nghiệp:
- Bình nguyên: Trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gà, vịt, lợn...
- Cao nguyên: Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.

1,0

1,0


0,5
0,5




* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lạp
Dung lượng: 5,73MB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)