đề cương ôn tập HKI môn địa lí 6

Chia sẻ bởi Mai Lê Việt Hoàng | Ngày 16/10/2018 | 67

Chia sẻ tài liệu: đề cương ôn tập HKI môn địa lí 6 thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

Đề cương ôn tập học kỳ I
Môn: Địa lý 6
Lý thuyết
Câu 1: Hệ thống đường kinh, vĩ tuyến?
- Đường kinh tuyến : Là những đường nối liền từ cực Bắc xuống cực Nam.
Nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 10 thì trên Trái Đất có tất cả 360 kinh tuyến.
Đường kinh tuyến gốc(00) là đường kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uýt thủ đô Luân Đôn (Anh).
- Đường vĩ tuyến: Là những vòng tròn bao quanh Trái Đất và vuông góc với các đường kinh tuyến.
Trên Trái Đất có tất cả 181 vĩ tuyến.
Vĩ tuyến gốc (00) là đường Xích đạo, có độ dài lớn nhất, chia Trái Đất thành 2 nửa cầu Bắc và Nam.
Câu 2: Bản đồ là gì? Để vẽ được bản đồ, người ta cần làm những công việc gì?
Bản đồ: Là hình vẽ thu nhỏ của Trái Đất hay 1 bộ phận của nó trên mặt phẳng của giấy dựa vào các phương pháp toán học.
Những công việc cần làm khi vẽ bản đồ:
Thu thập đầy đủ thông tin
Tính tỉ lệ bản đồ
Lựa chọn ký hiệu và các đối tượng địa lý để thể hiện trên bản đồ.
Câu 3: Người ta biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ bằng các loại, dạng kí hiệu nào?
* Các loại kí hiệu: Kí hiệu điểm, đường, diện tích.
* Các dạng kí hiệu: Kí hiệu hình học, chữ, tượng hình
Câu 4: Trình bày các sự chuyển động của Trái Đất và hệ quả của chúng?
Sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:
Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục:
Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông
Thời gian quay 1 vòng là 23 giờ 56 phút 6 giây
Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực có 1 giờ riêng.
Hệ quả:
Hiện tượng ngày, đêm liên tiếp nhau
Sự lệch hướng của các vật trên bề mặt Trái Đất khi chuyển động.
Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời :
Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mổt Trời :
Hướng chuyển động từ Tây sang Đông theo quỹ đạo hình elíp gần tròn.
Thời gian quay 1 vòng quanh Mặt Trời là : 365 ngày 6 giờ.
Khi chuyển động Trái Đất nghiêng không đổi hướng.
Hệ quả :
Hiện tượng các mùa trên Trái Đất
Ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
Sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời giữa 2 chí tuyến.
Câu 5: Phân tích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trong ngày 22/6 và 22/12?
* Ngày 22/6:
- Nửa cầu Bắc: Ngả gần về phía Mặt Trời -> nhận ánh sáng và nhiệt nhiều -> mùa hạ: nên ngày dài hơn đêm.
- Nửa cầu Nam: Chếch xa Mặt Trời -> nhận được lượng nhiệt và ánh sáng Mặt Trời ít -> mùa đông: nên ngày ngắn, đêm dài.
* Ngày 22/12:
- Nửa cầu Bắc chếch xa Mặt Trời -> là mùa đông -> ngày ngắn hơn đêm.
- Nửa cầu Nam ngả gần về Mặt Trời -> là mùa hè -> ngày dài hơn đêm.
Câu 6: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Đặc điểm của các lớp? Vai trò của lớp vỏ đối với đời sống của con người?
Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp:
+ Lớp vỏ Trái Đất: dày từ 5 đến 70 km. Vật chất ở trạng thái rắn chắc. Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa là 10000C.
+ Lớp trung gian: Dày gần 3000km. Vật chất từ dẻo quánh đến lỏng. Nhiệt độ từ 15000C đến 47000C.
+ Lớp lõi: Dày trên 3000km. Vật chất từ lỏng tới rắn. Nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C.
Vai trò của lớp vỏ: vô cùng quan trọng bởi lớp vỏ có các thành phần tự nhiên của Trái Đất như : không khí, nước, sinh vật ...
Câu 7: Độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối?
- Độ cao tuyệt đối: là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ 1 điểm trên độ cao so với mực nước biển.
- Độ cao tương đối: là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ 1 điểm trên độ cao so với 1 điểm khác ở dưới thấp.
Câu 8: Phân biệt núi già và núi trẻ?
Núi già: + Được hình thành từ lâu, cách đây hàng trăm triệu năm.
+ Hình thái: Đỉnh tròn và thấp, sườn thoải, thung lũng rộng và nông.
+ Các dãy núi: Xcan-đi-na-vi(Châu Âu). A-pa-lát(Châu Mĩ)...
- Núi trẻ: + Mới được hình thành, cách đây vài chục triệu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Lê Việt Hoàng
Dung lượng: 51,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)