Đề cương kiểm tra học kỳ II địa 6

Chia sẻ bởi Nguyễn Kim Thường | Ngày 16/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: Đề cương kiểm tra học kỳ II địa 6 thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
Năm học 2014 – 2015
MÔN ĐỊA LÝ 6
A – LÍ THUYẾT
Câu 1: Lớp vỏ khí chia thành mấy tầng ? Nêu vị trí, đặc điểm của từng tầng ?
Trả lời :
Các tầng
Đối lưu
Bình lưu
Các tầng cao

Vị trí
Sát mặt đất
Nằm trên tầng đối lưu
Nằm trên tầng bình lưu

Độ cao
0 ( 16km
Từ 16km ( 80km
Trên 80km

Đặc điểm
- Tập trung 90% không khí
- Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng
- Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: Mây, mưa, sấm, chớp,…
- Nhiệt độ giảm dần khi lên cao: cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C
- Có lớp ôdôn =>
ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
- Không khí cực loãng.



Câu 2: Phân biệt thời tiết và khí hậu?
Trả lời :
- Thời tiết: Là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn , luôn thay đổi.
- Khí hậu: Là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài (trong nhiều năm ), trở thành quy luật.
Câu 3: Nhiệt độ không khí là gì ? Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí ?
Trả lời :
a. Nhiệt độ không khí : là độ nóng , lạnh của không khí
b. Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo các yếu tố:
- Vĩ độ địa lí : Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí các vùng vĩ độ cao.
- Độ cao: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
- Vị trí gần hay xa biển: Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau.
Câu 4: Khí áp là gì ? Trình bày sự phân bố các đai khí áp cao và thấp trên Trái đất ?
Trả lời :
a. Khí áp : là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất , đơn vị là mm thuỷ ngân.
b. Sự phân bố các đai khí áp:
- Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực.
+ Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam.
+ Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam và 900 Bắc và Nam ( cực Bắc và cực Nam).

Câu 5: Vì sao không khí có độ ẩm ? Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng chứa hơi nước và độ ẩm của không khí?
Trả lời :
- Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định , lượng hơi nước đó làm không khí có độ ẩm.
- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí : Nhiệt độ không khí càng cao càng chứa được nhiều hơi nước => độ ẩm càng cao.
- Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa => không khí đã bão hòa hơi nước.
Câu 6: Trình bày được quá trình tạo thành mây, mưa ? Trên Trái Đất lượng mưa phân bố như thế nào?
Trả lời :
a. Quá trình tạo thành mây, mưa:
- Không khí bốc lên cao bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ tạo thành mây.
- Gặp điều kiện thuận lợi hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước to dần , rồi rơi xuống đất thành mưa.
b. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất :
- Trên Trái Đất, lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về 2 cực.
+ Nơi mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo (vĩ độ thấp).
+ Nơi mưa ít nhất ở 2 vùng : vùng cực Bắc và vùng cực Nam (vĩ độ cao) .
Câu 7: Trên Trái Đất có mấy đới khí hậu chính theo vĩ độ ? Trình bày giới hạn và đặc điểm của từng đới ?
Trả lời:
- Trên Trái Đất có 5 đới khí hậu chính :
+ 1 đới nhiệt đới ( đới nóng)
+ 2 đới ôn hoà ( ôn đới)
+ 2 đới hàn đới ( đới lạnh)


Đới KH
Đặc điểm
Đới nóng
(Nhiệt đới)
Hai đới ôn hòa
(Ôn đới)
Hai đới lạnh
(Hàn đới)

Giới hạn
- Từ Chí tuyến Bắc đến Chí tuyến Nam

-Từ Chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc
-Từ Chí tuyến Nam đến vòng cực Nam
-Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc
-Từ vòng cực Nam đến cực Nam


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Kim Thường
Dung lượng: 57,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)