De cuong HKI 2013-2014

Chia sẻ bởi Tạ Hằng | Ngày 16/10/2018 | 66

Chia sẻ tài liệu: de cuong HKI 2013-2014 thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ I
Môn: Địa lí 6

1/ Kinh tuyến là gì? Vĩ tuyến là gì?
- Kinh tuyến: đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.
- Vĩ tuyến: vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến.
2/ Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong hệ Mặt Trời? Ý nghĩa của vị trí đó?
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần.
- Ý nghĩa: giúp Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời
3/ Trái Đất quay quanh trục theo hướng nào và sinh ra những hệ quả gì?
- Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông và sinh ra các hệ quả:
+ Hiện tượng ngày đêm
+ Vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng
4/ Vì sao có hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất?
- Do Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời bao giờ cũng chỉ hiếu sáng được một nữa, nữa được chíu sáng là ngày, nữa nằm trong bóng tối là đêm ( trên Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm.
* Vì sao ở mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm?
- Do Trái Đất có sự vận động tự quay quanh trục từ tây sang đông ( mọi địa điểm lần lượt đi qua trước Mặt Trời, được Mặt Trời chiếu sáng (là ngày); sau đó lại khuất sau phía Mặt Trời, không nhận được ánh sáng Mặt Trời (là đêm) ( mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
5/ Vì sao có hiện tượng các mùa nóng, lạnh khác nhau trên Trái Đất?
- Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo, nên có lúc Trái Đất ngả nữa cầu Bắc, có lúc ngả nữa cầu Nam về phía Mặt Trời ( sinh ra các mùa.
- Nữa cầu nào ngả về phía Mặt Trời( góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt( mùa nóng của nữa cầu đó. Nữa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời (góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt ( mùa lạnh của nữa cầu đó.
6/ Trình bày đặc điểm các lớp của Trái Đất?
- Lớp vỏ: độ dày từ 5 đến 70 km, trạng thái rắn chắc, nhiệt độ cao nhất là 10000C.
- Lớp trung gian: dày gần 3000 km, trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 – 47000C
- Lớp lõi: dày trên 3000 km, trạng thái: nhân ngoài lỏng, nhân trong rắn, nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C
7/ Núi là dạng địa hình như thế nào trên bề mặt Trái Đất?
- Núi là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.
- Núi gồm 3 bộ phận: đỉnh núi, sườn núi và chân núi.
- Độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển (độ cao tuyệt đối)
8/ Quan sát hình dưới dây hãy cho biết:


a. Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét?
- Mỗi lát cắt cách nhau 100 mét
b. Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây, hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn? Vì sao?
- Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây, sườn phía tây có độ dốc lớn hơn sườn phía đông.
- Do khoảng cách các đường đồng mức ở phía tây sát nhau hơn ở phía đông
9/ Quan sát hình dưới đây hãy so sánh điểm khác nhau giữa núi già và núi trẻ?





Núi già
Núi trẻ

Đỉnh tròn
Đỉnh nhọn

Sườn thoải
Sườn dốc

Thung lũng rộng
Thung lũng sâu và hẹp









10/ Dựa vào số ghi tỉ lệ của các bản đồ sau đây: 1: 500.000 và 1: 4.000.000, cho biết 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
* Tỉ lệ bản đồ 1: 500.000 thì 5cm trên bản đồ ứng với
5 x 500.000 = 2.500.000 (cm)
= 25 (km)
- Như vậy 5cm trên bản đồ ứng với 25 km trên thực địa.
* Tỉ lệ bản đồ 1: 4.000.000 thì 5cm trên bản đồ ứng với
5 x 4.000.000 = 20.000.000 (cm)
= 200 (km)
- Như vậy 5cm trên bản đồ ứng với 200 km trên thực địa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tạ Hằng
Dung lượng: 200,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)