Đề cương Địa 6 HK2

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Sơn | Ngày 16/10/2018 | 90

Chia sẻ tài liệu: Đề cương Địa 6 HK2 thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II – Địa Lí 6

Câu1) Lớp vỏ khí gồm có những tầng nào? Độ cao mỗi tầng? Vai trò của lớp vỏ khí và tầng đối lưu.(3 điểm)
Lớp vỏ khí có ba tầng:

Vai trò của lớp vỏ khí:
Cung cấp các chất khí cần thiết cho sự sống của các sinh vật trên Trái Đất.
Có lớp ôzôn ngăn cản các tia bức xạ có hại cho sinh vật.
Bảo vệ Trái Đất chống lại các tác hại của thiên thạch ngoài vũ trụ.
Vai trò tầng đối lưu: Sinh ra các hiện tượng mây, mưa, sấm chớp có ảnh hưởng lớn đến đời sống của các sinh vật trên Trái Đất.
Câu 2) Trình bày nơi hình thành và tính chất của các khối khí: .(3 điểm)
Tên khối khí
Nơi hình thành
Tính chất

Khối khí nóng
Khối khí lạnh
Khối khí đại dương
Khối khí lục địa
Các vùng vĩ độ thấp
Các vùng vĩ độ cao
Trên các biển, đại dương
Trên các vùng đất liền
Nhiệt độ tương đối cao
Nhiệt độ tương đối thấp
Có độ ẩm lớn
Tương đối khô

Câu 3) Thời tiết và khí hậu có những đặc điểm nào giống và khác nhau? .(2 điểm)
Giống nhau:
Đều là các hiện tượng khí tượng và xảy ra trong cùng một địa phương.
Khác nhau:
Thời tiết: là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn
Khí hậu: là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài nhiều năm.
Câu 4) Nhiệt độ không khí thay đổi bởi những yếu tố nào?Giải thích?(4 điểm)
Theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
GT: Do lớp không khí ở dưới thấp chứa nhiểu bụi và hơi nước nên hấp thụ nhiều nhiệt hơn lớp không khí loãng ở trên cao.
Theo vĩ độ: nhiệt độ cao ở miền vĩ độ thấp, nhiệt độ thấp ở miền vĩ độ cao.
GT: Do ở miền vĩ độ thấp (ở xích đạo) quanh năm có góc chiếu của tia sáng mặt trời với mặt đất lớn nên mặt đất nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất cũng nóng. Càng lên gần cực, góc chiếu tia sáng MT càng nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, nên không khí cũng ít nóng hơn.
Vị trí gần hay xa biển: gần biển thì mát, xa biển thì nóng.
GT: Do tính chất hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt của mặt đất và mặt nước khác nhau, nên nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.
Câu 5) Khí áp là gì?Nguyên nhân nào sinh ra gió?(2điêm)
Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt trái Đất.
Nguyên nhân sinh ra gió: Do sự chênh lệch khí áp.
Gió là sự chuyển động của không khí từ khu khí áp cao về khu khí áp thấp.
Câu 6) Trình bày các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất(3điểm)
Tín phong: là gió thổi từ các đai áp cao ở chí tuyến đến đai áp thấp ở xích đạo.
Gió tây ôn đới: là gió thổi từ các đai áp cao ở chí tuyến đến đai áp thấp ở khoảng vĩ độ 60o.
Gió đông cực: là gió thổi từ vòng cực đến cực.
Câu 7) Thế nào là không khí bão hòa?Trong điều kiện nào hơi nước trong không khí ngưng tụ thành mây, mưa? (3điểm)
Khi không khí đã bão hòa hơi nước, mà vẫn cung cấp thêm hơi nước hoặc hóa lạnh thì hơi nước trong không khí ngưng tụ lại thành những hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ các hạt nước to dần rơi xuống đất thành mưa.



Câu 9) Trình bày vị trí, đặc điểm của các đới khí hậu trên Trái Đất. (4điểm)
Các đới khí hậu
Vị trí
Đặc điểm

Nhiệt đới
Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
Nhiệt độ cao, nóng quanh năm. Có gió Tín phong.
Lượng mưa từ 1000 mm ( 2000 mm/ năm.

Ôn đới
Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc.
Từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
Nhiệt độ trung bình. Có bốn mùa rõ rệt, có gió Tây ôn đới.
Lượng mưa từ 500 mm ( 1000 mm/năm.

Hàn đới
Từ vòng cực Bắc và vòng cực Nam đến hai cực.
Nhiệt độ thấp, lạnh quanh năm. Có gió Đông cực.
Lượng mưa dưới 500 mm/năm.


Câu 10) Dựa vào biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa dưới đây,em hãy ghi nhận xét
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Sơn
Dung lượng: 2,08MB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)