đề cương

Chia sẻ bởi Hồ Quốc Vương | Ngày 16/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: đề cương thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÝ 6
Câu 1: Bản đồ là gì?
Bản đồ Là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất.
Câu 2: Tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì?
Chỉ rõ mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực tế trên mặt đất.
Câu 3: cách ghi tọa độ địa lý của 1 điểm?
Ghi kinh độ( Đ,T) ở trên, vĩ độ( B,N) ở dưới
Ví dụ: kinh độ của điểm A là 800Đ và vĩ độ là 300N thì tọa độ địa lý cuả điểm A được viết như sau: 800Đ
300N
Câu 4: Tại sao khi sử dụng bản đồ trước tiên phải xem bảng chú giải?
Vì nó giúp chúng ta hiểu được nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ.
Câu 5: Kể tên các loại kí hiệu thường dùng trên bản đồ?
Các loại kí hiệu thường dùng là: điểm( sân bay, cảng biển…), đường( ranh giới quốc gia, tỉnh…), diện tích( vùng trồng lúa, trồng cây công nghiệp…)
Câu 6: Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?
Do trái đất có dạng hình cầu và tự quay quanh trục nên khắp mọi nơi trên bề mặt trái đất lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau.
Do trái đất tự quay quanh trục nên các vật chuyển động trên bề mặt trái đất đều bị lệch hướng.
Câu 7: Tại sao trái đất chuyển động quanh mặt trời lại sinh ra 2 thời kì nóng lạnh luân phiên nhau ở 2 nửa cầu trong một năm?
Do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quĩ đạo, nên trái đất có lúc chúc nửa cầu bắc, có lúc ngã nửa cầu nam về phía mặt trời. Nửa cầu nào ngã về phía mặt trời, thì góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt lúc ấy là mùa nóng ở nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngã về phía mặt trời, thì góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt. lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó.
Câu 8: Vì sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ?
Trong khi quay quanh mặt trời, trái đất có lúc chúc nửa cầu bắc, có lúc ngã nửa cầu nam về phía mặt trời. Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục trái đất, nên các địa điểm ở nửa cầu bắc và nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
Câu 9: Cấu tạo bên trong của trái đất gồm mấy lớp? nêu đặc điểm của mỗi lớp?
Lớp
Độ dày
Trạng thái
Nhiệt độ

Vỏ trái đất
Từ 5km đến 70km
Rắn chắc
Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng tối đa là 10000C

Trung gian
Gần 3000km
Từ quánh dẻo đến lỏng
Khoảng 1500 đến 47000C

lõi
Trên 3000km
Lỏng ở ngoài, rắn ở trong
Cao nhất khoảng 50000C

Câu 10: Tại sao người ta lại nói rằng: nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau?
Vì: - một lực sinh ra ở bên trong trái đất có tác động làm cho bề mặt trái đất thêm gồ ghề.
một lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt trái đất có tác động làm san bằng, hạ thấp địa hình.
Câu 11: Núi lửa là gì ? Động đất là gì?
Núi lửa là hình thức phun trào mắc ma ở dưới sâu lên mặt đất .
Động đất là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển.









Trường THCS Trần Phú ĐỀ KIỂM TRA HKI (2010-2011)
Họ và tên:…………………………… MÔN : Địa lí 6, T/g:45’
Lớp: 6……… ĐỀ SỐ 1
I) TRẮC NGHIỆM( 3 điểm)
Chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu hoặc làm theo các yêu cầu của đề bài.
Câu 1(0.25đ): “Là hình vẽ thu nhỏ trên giấy tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất”. Là khái niệm về:
a. Quả địa cầu b. Bản đồ c. Trái đất d. Tỉ lệ bản đồ.
Câu 2(0.5đ): Hãy kể tên một số đối tượng địa lý được biểu hiện bằng các loại kí hiệu sau:
A(0.25đ) kí hiệu điểm: …………………………....................
B(0.25đ) kí hiệu đường: …………………………………….
Câu 3(0.5đ): Điền thông tin còn thiếu vào các câu sau:
a.(0.25đ): nội lực là những lực sinh ra ở ………………trái đất
b.(0.25đ): ngoại lực là những lực sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Quốc Vương
Dung lượng: 180,00KB| Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)