Day van dong

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Thanh | Ngày 05/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: day van dong thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Chủ đề: QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ
Đề tài: - Trọng tâm: Gõ đệm theo nhịp bài “Yêu Hà Nội”
- Kết hợp: Nghe hát “Bác Hồ người cho em tất cả”
Trò chơi: Ai đoán giỏi
Độ tuổi : 5 – 6 tuổi
Thời gian : 30 – 35 phút


MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Kiến thức
Trẻ biết gõ đệm theo nhịp bài hát « Yêu Hà Nội ».
Trẻ biết giai điệu, nội dung lời ca của bài nghe hát.
Trẻ hiểu cách chơi và biết chơi với bạn.
Kĩ năng
Luyện kĩ năng gõ đệm theo nhịp cho trẻ.
Phát triển tai nghe âm thanh, giai điệu của bài nghe hát.
Phát triển khả năng phản xạ khi chơi trò chơi.
Giáo dục
Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
Tình yêu quê hương, đất nước, Bác Hồ.

CHUẨN BỊ
Đàn ghi nhạc bài « Yêu Hà Nội », « Bác Hồ người cho em tất cả ».
File hình ảnh : Tháp Rùa, Lăng Bác, bãi biển, quảng trường Hồ Chí Minh.
Dụng cụ âm nhạc : phách, xắc xô.

TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

Ôn định, gây hứng thú.
-« Các con có thích đi du lịch không ? »
-« Cô và các con cùng lên tàu để đi du lịch nào. »
Trẻ đi ra thành hàng dài nói « tu tu, xình xịch ».
-Cho trẻ ngồi xuống và trò chuyện : « Các con chú ý xem chúng ta đang đi du lịch ở đâu đây ? »
-Cô mở hình ảnh Tháp Rùa, Lăng Bác.
+ « Chúng ta đang ở đâu đây ? »
+ « Tháp Rùa và Lăng Bác thì ở đâu ? »
+ « Thủ đô Hà Nội có đẹp không ? Các con có yêu Hà Nội không ? »
-« Chúng ta đã được làm quen 1 bài hát nói về thủ đô Hà Nội. Ai nhớ đó là bài hát gì và của ai sáng tác nào ? »
-«Bây giờ cả lớp sẽ hát lại bài hát để cô xem là lớp mình đã thuộc bài hát này chưa nhé. »
Cho trẻ hát không có đàn đệm. Cô nhận xét, sủa sai.
-Cho trẻ hát lần 2 có đàn đệm đi về chỗ ngồi.
Dạy vỗ đệm « Yêu Hà Nội »
-« Bây giờ cô muốn các con phải tinh mắt nhìn theo tay chỉ của cô. Khi cô bắt nhịp về tổ nào thì tổ đó hát. Cô bắt nhịp cả 2 tay thì cả lớp hát. »
-« Các tổ đã hát đúng theo tay chỉ của cô rồi. Lần này cô muốn các con nghe đàn và hát to nhỏ theo đàn. »
-« Để bài hát được hay hơn chúng ta sẽ vỗ đệm cho bài hát. Ai có cách vỗ đệm nào cho bài hát này nào ? »
Cho 2 – 3 trẻ lên vỗ đệm. Cô hỏi tên vận động.
-« Cách vỗ đệm nào cũng hay và phù hợp. Và hôm nay cô và các con sẽ cùng vỗ đệm theo nhịp cho bài hát này. Các con có thích không ? »
-Cô làm mẫu, không có nhạc đệm. Hướng dẫn trẻ vỗ vào từ đầu tiên của bài hát.
-Cả lớp thực hiện, không có đàn đệm. Cô nhận xét, sửa sai.
-Cả lớp thực hiện, có đàn đệm.
-« Các tổ có muốn lên biểu diễn không ? »
Cô hướng dẫn trẻ lấy dụng cụ âm nhạc, hát và gõ đệm theo nhịp bài hát, có nhạc đệm.
-« Nhóm bạn trai và nhóm bạn gái có muốn lên biểu diễn không ? »
-« Ngoài cách vỗ tay theo nhịp mà chúng ta vừa thực hiện thì bạn nào có cách vận động theo nhịp nào khác ? »
Cho 1 bạn trai và 1 bạn gái lên thực hiện.
-Cho trẻ đứng thành vòng tròn : bạn trai vòng trong, bạn gái vòng ngoài, quay mặt vào nhau để cùng vận động theo nhịp. Cô đứng ở giữa quan sát, sửa sai cho trẻ.
-Cho trẻ ngồi xuống, hỏi trẻ tên bài hát, tác giả, dạng vận động vừa thực hiện.
Nghe hát « Bác Hồ người cho em tất cả »
-« Đất nước chúng ta có rất nhiều cảnh đẹp nổi tiếng trong đó có thủ đô Hà Nội. Ở thủ đô Hà Nội có Tháp Rùa, Lăng Bác. Và Lăng Bác là nơi yên nghỉ của Bác Hồ vô vàn kính yêu của chúng ta. Bác Hồ là vị cha già của dân tộc Việt nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua bao khó khăn để bây giờ chúng ta được sống trong hòa bình, cơm no, áo ấm. Bác Hồ cho chúng ta ánh nắng ban mai, những đêm trăng rằm cổ tích và đó là nội dung bài hát « Bác Hồ người cho em tất cả », nhạc Hoàng Long – Hoàng Lân, lời
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Thanh
Dung lượng: 47,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)