Dạy trẻ so sánh chiều rộng của 3 đối tượng

Chia sẻ bởi nguyễn thiên kim | Ngày 05/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: dạy trẻ so sánh chiều rộng của 3 đối tượng thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Hoạt động: Làm quen với biểu tượng toán
Đề tài: Dạy trẻ so sánh bề rộng của 3 đối tượng để hình thành mối quan hệ rộng nhất, hẹp hơn và hẹp nhất
Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ.
Số lượng trẻ: 18 - 20 trẻ.
Thời gian: 25-30 phút
Người thực hiện: Nguyễn Thị Mơ

I. Mục đích yêu cầu:
1. Mục đích: Dạy trẻ so sánh bề rộng của 3 đối tượng để hình thành mối quan hệ rộng nhất, hẹp hơn và hẹp nhất.
2. Yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được bề rộng của các đối tượng.
- Trẻ biết cách so sánh và sắp thứ tự về bề rộng 3 đối tượng.
- Biết cách diễn đạt được mối quan hệ về bề rộng của 3 đối tượng: Rộng nhất, hẹp hơn, hẹp nhất.
- Biết cách chơi trò chơi để củng cố bài học.
b. Kỹ năng:
- Trẻ nói được bề rộng của các đối tượng.
- Trẻ so sánh được bề rộng của 3 đối tượng.
- Diễn đạt được từ: Rộng nhất, hẹp hơn và hẹp nhất.
- Chơi được một số trò chơi để củng cố bài học.
3. Thái độ:
- Trú ý lắng nghe và phát biểu ý kiến.
- Giữ gìn đồ dùng cẩn thận khi sử dụng đồ dùng, đồ chơi của mình.
- Trẻ hứng thú với tiết học.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử các slide minh họa bài học.
- Các trò chơi ôn luyện trên powerpoint, que chỉ.
- Nhạc bài hát: Trường cháu đây là trường mầm non…
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một rổ đồ dùng có 3 băng giấy: băng giấy màu đỏ rộng nhất, băng giấy màu xanh hẹp hơn, băng giấy màu vàng hẹp nhất.
- Bảng kê đủ cho trẻ.
- Bài tập trên giấy, bút màu, bàn ghế đủ cho trẻ.
III.Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

1.Ổn định tổ chức gây hứng thú
- Xúm xít, xúm xít
Cô Mơ xin giới thiệu hôm nay có các cô trong BGH cùng các cô giáo trong trường về thăm lớp chúng mình đấy, các con cùng vòng tay đẹp để chào đón các cô nào!
- Chúng mình có muốn chơi trò chơi cùng cô không?
Cô sẽ cho các con chơi một trò chơi thật vui nhộn để mở đầu cho buổi học hôm nay nhé. Đó là trò chơi: “Bật xa”. Các con sẵn sàng chơi cùng cô chưa?
- Cô mời các con về chỗ để cùng tham gia trò chơi này nào?
(Cô cho trẻ chơi)
- Một tràng pháo tay thật to cho trò chơi vừa rồi của các con.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức
*Phần 1: Ôn so sánh bề rộng của 2 đối tượng.
- Các con có thích chơi nữa không?
- Trò chơi tiếp theo cô dành tặng cho các con có tên là: Chiếc hộp kỳ diệu.
Cô đã chuẩn bị cho các con 2 chiếc hộp đó là chiếc hộp màu hồng và chiếc hộp màu xanh, trong mỗi chiếc hộp là hình ảnh của một nhóm đồ dùng có bề rộng khác nhau, luật chơi của trò chơi này khi chiếc hộp được mở ra và muốn giành quyền trả lời các con phải lắc lư theo 1 điệu nhạc khi bản nhạc dừng lại bạn nào dừng nhanh nhất sẽ giành quyền trả lời xem trong chiếc hộp có đồ dùng gì và nói bề rộng các đồ dùng đó, các con đã rõ luật chơi chưa?
- Cô đưa ra 2 chiếc hộp có hình ảnh các nhóm đồ dùng, bật nhạc.
- Các con chơi trò chơi chiếc hộp kỳ diệu rất giỏi cô khen các con.
* Phần 2: Dạy trẻ so sánh bề rộng của 3 đối tượng để hình thành mối quan hệ rộng nhất, hẹp hơn và hẹp nhất.
- Cô mời các con lấy đồ dùng về chỗ ngồi của mình nào.
- Các con xem tròng rổ đồ dùng có những gì?
Hoạt động 1: So sánh băng giấy màu đỏ với băng giấy màu xanh và băng giấy màu vàng để hình thành mối quan hệ rộng nhất.
- Các con hãy lấy cho cô BG màu xanh (Cô làm trên slide)
- 2 BG này như thế nào với nhau?
- BG màu đỏ so với BG màu xanh thì như thế nào?
- Muốn biết BG nào rộng hơn chúng mình cùng so sánh BG màu đỏ với BG màu xanh bằng cách đặt BG màu xanh chồng lên BG màu đỏ sao cho 2 đầu và 1 cạnh của các BG trùng khít với nhau nào.
- BG màu đỏ so với Bg màu xanh như thế nào?
- Cô khái
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thiên kim
Dung lượng: 98,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)