đại

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Hỷ | Ngày 05/05/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: đại thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

Khoa: SP Khoa Học Tự Nhiên
Lớp: CSI1111
Nhóm: 1
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Hoa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN-SGU
Vai trò của di truyền,bẩm sinh.
+Lí luận thực tiễn cho rằng: mầm móng tư chất đẻ phát triển thành năng lực và phẩm chất về một lỉnh vực nào đó mang tính di truyền tức là thừa kế tài năng. Tục ngữ có câu: “Cha mẹ sinh con trời sinh tính”.Điều này thể hiện ở một số gia đình có người tài xuất hiện liên tục trong các thế hệ.Nó nói lên chiều hướng,tốc độ, nhịp độ của sự phát triển.Những đứa trẻ có tính di truyền,bẩm sinh đó chỉ bộc lộ về một thiên hướng nào đó.Tuy nhiên nó phải cần môi trường thuận lợi và hoạt động tích cực của bản thân
+ Theo một số nghiên cứu của Trung tâm Y học Nga và Viện thể dục thể thao Nga cho biết: người có KG DD thì có khả năng vật,cử tạ,…và người có kiểu gen II thích hợp với trượt tuyết,chạy ngắn,dài,…Nhưng cái đó còn phụ thuộc vào yếu tố môi trừơng,hòan cảnh sống và sự giáo dục,tự giáo dục.
Vai trò di truyền,bẩm sinh.
Di truyền là sự tái tạo lại ở thế hệ sau những thuộc tính sinh học giống với thế hệ trước.Các thuộc tính sinh học gồm cấu tạo giải phẫu,sinh lý cơ thể như màu mắt,vóc dáng,thể tạng,các giác quan.
Di truyền tạo tiền đề cho sự phát triển nhân cách.Nghĩa là nếu cá thể không tiếp nhận được vật chất di truyền của người thì không có được tiên đề vật chất cho sự phát triển nhân cách.Một cơ thể khỏe mạnh,các giác quan đầy đủ,hệ thần kinh bình thường thì sẽ phát triển nhân cách thuận lợi.
Những tư chất di truyền định hướng cho con ngừơi vào các lĩnh vực hoạt động rộng rãi chứ không vào một lĩnh vực cụ thể và không quy định trước năng lực cụ thể của cá nhân.
Hòan cảnh,giáo dục,hoạt động cá nhân,…
Tư chất----------------------------------------------------Năng lực
Vai trò di truyền,bẩm sinh.
Kết luận sư phạm cần tránh:
+ Không quan tâm đến những đặc diểm tư chất của học sinh và đòi hỏi mọi học sinh phải có khả năng hoàn thành những nhiệm vụ học tập như nhau hoặc không chú ý phát huy tư chất thuận lợi ở một số học sinh cũng như không tìm cách hỗ trợ cho những học sinh không có tư chất thuận lợi.
+ Đề cao ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến mức cho nhân cách là bẩm sinh và phủ nhận khả năng biến đổi con người.
+ Hạ thầp vai trò giáo dục qua việc tổ chức giáo dục theo mức độ phát triển đã bị quy định bởi yếu tố di truyền.
Vai trò môi trường.

Môi trường là hệ thống hòan cảnh bên ngoài,các điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết cho hoạt động và phát triển cá nhân.Môi trường có hai loại:Tự nhiên và xã hội.
Vai trò tự nhiên: Không ảnh hưởng trực tiếp hay có ý nghĩa quyết định mà chỉ có ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách.Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách không mạnh mẽ và quan trọng bằng ảnh hưởng của mội trường xã hội.
Vai trò xã hội:MT xã hội có hai loại :MT nhỏ và MT lớn.
Trong quá trính phát triển nhân cách ít nhiếu cũng có tác động của xã hội,các nhân không sống trong mội trường xã hội sẽ không hình thành nhân cách người.Mặt khác nó còn quy định mục đích,nội dung và chiều hướng của sự phát triển nhân cách nhờ hoạt động giao tiếp và hoạt động xã hội.
Vai trò môi trường
Cơ chế: - Môi trường lớn không tác động trực tiếp mà tác động gián tiếp thông qua môi trường nhỏ.Môi trường lớn thường khó thay đổi nếu thay đổi thì tính chất,quan hệ của môi trường nhỏ cũng bị thay đổi.
Môi trường nhỏ ảnh hưởng trực tiếp và hoạt động thường xuyên,mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách.
Đối với trẻ em vì chưa tham gia hoạt động xã hội nhỏ có ành hưởng quan trọng như: nhà trường,gia đình,bạn bè.;người trưởng thành thông qua nghề nghiệp tác động đến cá nhân thông qua bộc lộ cá nhân mạnh hơn.Như câu nói của Marx: “Hoàn cảnh sáng tạo ra con người trong chừng mực con người sáng tạo ra hòan cảnh”.
Vai trò môi trường.

Vai trò môi trường.
Kết luận sư phạm: Môi trường không đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển nhân cách,mức độ ảnh hưởng của môi trường phụ thuộc vào lập trường,quan điểm thái độ,xu hướng,năng lực cá nhân.Trong giao dục,điều quan trong là giúp cá nhân hình thành khả năng tự giáo dục theo hệ thống định hướng giá trị phù hợp với chuẩn mực xã hội,để họ biết chọn lựa học hỏi những điều tích cực lành mạnh tránh xa những điều xấu xa tiêu cực trong môi trường sống.
Vai trò hoạt động cá nhân.
+ Hoạt động cá nhân: là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về hai phía con ngừơi và thế gới.Hoạt động là phương thức tồn tại của con người,là nhân tố quyết định sự phát triển và hình thành nhân cách.Nó giúp con người thích nghi được với hòan cảnh và tự khẳng định nhân cách của mình.Thông qua chủ thể và khách thể nhân cách con người bộc lộ và hình thành.
+ Giao tiếp là một dạng hoạt động,là sự tác động qua lại giữa người với người trong xã hội nhằm thỏa mản nhu cầu của người khác,là nhu cầu không thể thiếu của sự hình thành nhân cách.Nó giúp cá nhân gia nhập vào các quan hệ xã hội,lĩnh hội nền văn hóa,chuẩn mực xã hội từ đó tạo nên bản chất con người,àm cho nhân cách phát triển.
Vai trò hoạt động cá nhân
Kết luận sư phạm: hoạt động giao tiếp là yếu tố trực tiếp quyết định đối với sự phát triển và hình thành nhân cách.Con người luôn sống trong một môi trường,nhưng môi trường không quyết định nhân cách của họ mà chính những hoạt động và mối quan hệ giao tiếp của cá nhân với môi trường chi phối đến đời sống tâm lý và hình thành tính cách cá nhân.Được minh họa như: “Anh hãy cho tôi biết, ban của anh là ai,tôi sẽ cho anh biết,anh là người thế nào?”(Pháp); “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”(Việt Nam).
Vai trò giáo dục.
Vai trò chủ đạo:-Định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
+Xác định mục đích giáo dục cho từng bậc học,cấp học,trường học và từng hoạt động giáo dục cụ thể.
+Xây dựng nội dung chương trình,kế hoạch dạy học và giáo dục,lựa chọn phương tiện,hình thức giáo dục đáp ứng mục đích giáo dục.
+Tổ chức các hoạt động,giao lưu.
+Đánh giá điều chỉnh nội dung, phươn pháp,hình thức học tập.
Can thiệp,điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi cho quá trình hình thành phát triển nhân cách.
Đối với di truyền.
- Tạo điều kiện thuận lợi để những mầm móng của người có di truyền phát triển.
Vai trò giáo dục.
-Rèn luyện, thúc đẩy sự hòan thiện các giác quan và vận động cơ thể.
-Phát hiện những tư chất của các nhân nhằm phát huy năng khiếu thành năng lực cơ thể.
-Tìm cách khắc phục những khiếm khuyết cơ thể han chế những khó khăn của người khuyết tật trong sự phát triển.
Đối với môi trường.
-Tác động đến môi trường tự nhiên qua việc trang bị kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường,khắc phục mất cân bằng sinh thái,làm mội trường đẹp đẽ.
-Tác động đến môi trường xã hội lớn thông qua chức năng kinh tế xã hội,tư tưởng-văn hóa của giáo dục.
-Làm thay đổi tính chất của môi trường nhỏ như gia đình,nhà trường,bạn bè,….
Vai trò giáo dục.
-Tổ chức hoạt động giao tiếp bổ ích,lành mạnh nhằm phát huy những phẩm chất năng lực cá nhân;xây dựng động cơ đúng đắn khi giao tiếp đồng thời hướn dẫn cá nhân lựa chọn cách giao tiếp phù hợp.
-Tạo tiền đề cho tự giáo dục cá nhân,thể hiện chủ thể cá nhân khi con người đáp ứng hay tự vận động nhằm chuyển hóa các yêu cầu của giáo dục thành phẩm chất và năng lực của bản thân. “Chỉ có những người biết tự giáo dục mới là những người thực sự có giáo dục.”(Bennet-Anh).
Kết luận sư phạm:
+ Đưa học sinh vào những hoạt động đa dạng,coi hoạt động là giáo dục cơ bản.
+ Nhà giáo dục phải nắm bắt đặc điểm sinh lý của người dược giáo dục.
Vai trò giáo dục.
Nhà giáo dục phải có phẩm chất, năng lực để làm tốt công tác giáo dục.
Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa ba lực lượng giáo dục: Gia đình,nhà trường và xã hội mà nhà trường đóng vai trò chủ đạo.
Các yếu tố trong quá trình giáo dục phải thống nhất với nhau,nhà giáo dục giữ vai trò chủ đạo, người được giáo dục phải thể hiện vai trò chủ động.
Dự báo về xu thế xã hội đưa ra những định hướn đúng đắn để vấn đề giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ mục đích đào tạo.
Các khái niệm chú ý.
Tựgiáo dục là một bộ phận của giáo dục,là hoạt động tự giác có ý thức,có mục đích của cá nhân nhằm tự hòan thiện những phảm chất nhân cách của bản thân cho phù hợp với yêu cầu chuẩn mực của xã hội.Bản chất của tự giáo dục là quá trình ý chí.Tự giáo dục là biểu hiện có ý thức của sự phát triển,sự tự vận động cá nhân, là gia tốc của sự phát trêển cá nhân,thúc đẩy sự hình thành phẩm chất quan trọng của mỗi cá nhân.
Tự học là hoạt động tự giác,có mục đích của cá nhân,tự mình động não,suy nghĩ,sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp.Tự học nói lên nội lực của người học chất lượng của học tùy vào nội lực.Dù môi trường bên ngoài đối với hoạt động có tốt đến mấy thì không có sự nổ lực bản thân,tự bêến đổi mình đến mức cần thiết thì không thể nào đạt được mục tiêu mình mong muốn.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm lắng nghe và theo dõi buổi thuyết trình!!!.
Mọi ý kiến góp ý, phê bình xin gửi về địa chỉ Email: [email protected] hoặc gọi đến số Hot line: 01695026150.Xin nhận được sự đóng góp của các bạn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Hỷ
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)