Đặc điểm loại hình Tiếng Việt
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Thư |
Ngày 05/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: Đặc điểm loại hình Tiếng Việt thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
Tuần 25 Ngày soạn: 20/02/2012
Tiết 90, 91 Ngày dạy: 23/02/2012
Phân môn: Tiếng Việt Người dạy: Nguyễn Thị Thanh Thư
___O0O___
ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Giúp HS nắm được khái niệm loại hình ngôn ngữ (phân biệt với họ ngôn ngữ) và những đặc điểm cơ bản của loại hình ngôn ngữ đơn lập mà tiếng Việt là ngôn ngữ tiêu biểu.
- Biết vận dụng những hiểu biết và các đặc điểm loại hình của Tiếng Việt vào việc học tập và sử dụng tiếng Việt; vào việc lí giải những hiện tượng của tiếng Việt phù hợp với đặc điểm loại hình của nó, đồng thời phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu khi học ngoại ngữ, hoặc khi tiếp xúc trong môi trường song ngữ.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
- Khái niệm loại hình ngôn ngữ và những hiểu biết cần thiết về hai loại hình ngôn ngữ: hòa kết (tiếng Nga, Anh, Pháp, Đức,…) và đơn lập ( tiếng Hán, Việt,…)
- Những đặc điểm loại hình của tiếng Việt: tính phân tiết ( âm tiết được tách bạch rõ ràng, có cấu trúc chặt chẽ, thường là một đơn vị nhỏ nhất có nghĩa), sự không biến đổi hình thái của từ ( dù ý nghĩa, chức năng, quan hệ ngữ pháp có thay đổi), phương thức ngữ pháp chủ yếu là trật tự và hư từ
2. Kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức về đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc học tiếng Việt và văn học, lí giải các hiện tượng trong tiếng Việt, phân tích và sửa chửa sai sót trong sử dụng tiếng Việt.
- So sánh những đặc điểm loại hình của tiếng Việt với ngoại ngữ đang học để nhận thức rõ hơn về hai ngôn ngữ, từ đó biết sử dụng hai ngôn ngữ tốt hơn
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Tích hợp
- So sánh
- Dạy theo hướng diễn dịch, quy nạp
- Kết hợp với các phương pháp khác như: Vấn đáp, gợi mở, thuyết minh, thảo luận nhóm…
2. Học sinh: Chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến và kết hợp ghi bài
IV. CHUẨN BỊ
- Gv: + Sgk Ngữ văn 11 ( Cơ bản)
+ Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 11
+ Giáo án
- HS: + Sgk Ngữ văn 11 ( Cơ bản)
+ Sách bài tập
+ Bài soạn
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số
2. Trả bài cũ:
3. Dạy bài mới:
Ở chương trình lớp 10, chúng ta đã được học bài “Khái quát lịch sử tiếng Việt”.Ở bài học đó, chúng ta đã được biết các quan hệ ngôn ngữ xét theo nguồn gốc, theo lịch sử phát triển. Lên lớp 11, chúng ta sẽ tìm hiểu các quan hệ giữa các ngôn ngữ theo những đặc điểm về cấu tạo bên trong của ngôn ngữ - “ Đặc điểm loại hình của tiềng Việt”.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài học
I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ
* HOẠT ĐỘNG 1: Gv cho HS tìm hiểu các khái niệm: Loại hình, Loại hình ngôn ngữ.
1. Loại hình
*GV hỏi: Theo em hiểu loại hình là gì?
*Gv giảng: Về “loại hình” có nhiều cách giải thích, tùy theo yêu cầu của từng nghành khoa học. Theo định nghĩa trong “Đại từ điển tiếng Việt”: “Loại hình là tập hợp những sự vật, hiện tượng có cùng chung những đặc trưng cơ bản nào đó”.(Loại hình nghệ thuật, loại hình báo chí, loại hình ngôn ngữ)
Vd: Múa rối, chèo cổ...thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian; bản tin, phóng sự, tin nhanh thuộc lọai hình báo chí.
2. Loại hình ngôn ngữ:
*GV hỏi:
- Vậy thế nào là loại hình ngôn ngữ?
- Có mấy loại hình ngôn ngữ quen thuộc với chúng ta ? Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào ?
* Gv so sánh cách đọc tiếng Việt và đọc tiếng Anh qua 1 số ví dụ để thấy rõ sự khác biêt giữa 2 loại hình ngôn ngữ
* Xét ngữ liệu sau
1/Tôi là một học sinh.
→ I am a student.
2/ Tôi yêu thích công việc của cô ấy.
→ I love her work.
*GV hỏi: Có sự khác biệt gì về hình thức ngữ âm và chữ viết của những từ in đậm? (phát âm thành mấy tiếng, viết thành mấy chữ) Tại sao lại có sự khác biệt đó?
Việt
-
Tiết 90, 91 Ngày dạy: 23/02/2012
Phân môn: Tiếng Việt Người dạy: Nguyễn Thị Thanh Thư
___O0O___
ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Giúp HS nắm được khái niệm loại hình ngôn ngữ (phân biệt với họ ngôn ngữ) và những đặc điểm cơ bản của loại hình ngôn ngữ đơn lập mà tiếng Việt là ngôn ngữ tiêu biểu.
- Biết vận dụng những hiểu biết và các đặc điểm loại hình của Tiếng Việt vào việc học tập và sử dụng tiếng Việt; vào việc lí giải những hiện tượng của tiếng Việt phù hợp với đặc điểm loại hình của nó, đồng thời phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu khi học ngoại ngữ, hoặc khi tiếp xúc trong môi trường song ngữ.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
- Khái niệm loại hình ngôn ngữ và những hiểu biết cần thiết về hai loại hình ngôn ngữ: hòa kết (tiếng Nga, Anh, Pháp, Đức,…) và đơn lập ( tiếng Hán, Việt,…)
- Những đặc điểm loại hình của tiếng Việt: tính phân tiết ( âm tiết được tách bạch rõ ràng, có cấu trúc chặt chẽ, thường là một đơn vị nhỏ nhất có nghĩa), sự không biến đổi hình thái của từ ( dù ý nghĩa, chức năng, quan hệ ngữ pháp có thay đổi), phương thức ngữ pháp chủ yếu là trật tự và hư từ
2. Kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức về đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc học tiếng Việt và văn học, lí giải các hiện tượng trong tiếng Việt, phân tích và sửa chửa sai sót trong sử dụng tiếng Việt.
- So sánh những đặc điểm loại hình của tiếng Việt với ngoại ngữ đang học để nhận thức rõ hơn về hai ngôn ngữ, từ đó biết sử dụng hai ngôn ngữ tốt hơn
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Tích hợp
- So sánh
- Dạy theo hướng diễn dịch, quy nạp
- Kết hợp với các phương pháp khác như: Vấn đáp, gợi mở, thuyết minh, thảo luận nhóm…
2. Học sinh: Chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến và kết hợp ghi bài
IV. CHUẨN BỊ
- Gv: + Sgk Ngữ văn 11 ( Cơ bản)
+ Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 11
+ Giáo án
- HS: + Sgk Ngữ văn 11 ( Cơ bản)
+ Sách bài tập
+ Bài soạn
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số
2. Trả bài cũ:
3. Dạy bài mới:
Ở chương trình lớp 10, chúng ta đã được học bài “Khái quát lịch sử tiếng Việt”.Ở bài học đó, chúng ta đã được biết các quan hệ ngôn ngữ xét theo nguồn gốc, theo lịch sử phát triển. Lên lớp 11, chúng ta sẽ tìm hiểu các quan hệ giữa các ngôn ngữ theo những đặc điểm về cấu tạo bên trong của ngôn ngữ - “ Đặc điểm loại hình của tiềng Việt”.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài học
I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ
* HOẠT ĐỘNG 1: Gv cho HS tìm hiểu các khái niệm: Loại hình, Loại hình ngôn ngữ.
1. Loại hình
*GV hỏi: Theo em hiểu loại hình là gì?
*Gv giảng: Về “loại hình” có nhiều cách giải thích, tùy theo yêu cầu của từng nghành khoa học. Theo định nghĩa trong “Đại từ điển tiếng Việt”: “Loại hình là tập hợp những sự vật, hiện tượng có cùng chung những đặc trưng cơ bản nào đó”.(Loại hình nghệ thuật, loại hình báo chí, loại hình ngôn ngữ)
Vd: Múa rối, chèo cổ...thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian; bản tin, phóng sự, tin nhanh thuộc lọai hình báo chí.
2. Loại hình ngôn ngữ:
*GV hỏi:
- Vậy thế nào là loại hình ngôn ngữ?
- Có mấy loại hình ngôn ngữ quen thuộc với chúng ta ? Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào ?
* Gv so sánh cách đọc tiếng Việt và đọc tiếng Anh qua 1 số ví dụ để thấy rõ sự khác biêt giữa 2 loại hình ngôn ngữ
* Xét ngữ liệu sau
1/Tôi là một học sinh.
→ I am a student.
2/ Tôi yêu thích công việc của cô ấy.
→ I love her work.
*GV hỏi: Có sự khác biệt gì về hình thức ngữ âm và chữ viết của những từ in đậm? (phát âm thành mấy tiếng, viết thành mấy chữ) Tại sao lại có sự khác biệt đó?
Việt
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Thư
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)