CON GÀ
Chia sẻ bởi Trần Hưng Đạo |
Ngày 08/10/2018 |
215
Chia sẻ tài liệu: CON GÀ thuộc Tự nhiên và xã hội 1
Nội dung tài liệu:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: Tự nhiên và xã hội
Bài 26: Con gà
I . MỤC TIÊU:
- Nêu được ích lợi của con gà.
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con gà trên hình vẽ hay vật thật.
- Phân biệt được con gà trống với con gà mái về hình dáng, tiếng kêu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- GV: Các tranh ảnh, mô hình về con gà.
Phương tiện hỗ trợ: Máy vi tính, đèn chiếu.
- HS: Sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Ổn định tổ chức:
- Giới thiệu người dự.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết trước cô dạy các em bài gì?
- Hãy nêu các bộ phận bên ngoài của con cá?
- Cá thở bằng gì?
- Ăn cá có ích lợi gì?
GV nhận xét, đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Cho cả lớp hát bài: “ Đàn gà con”
- Bài hát đàn gà con đã cho chúng ta thấy những chú gà thật đáng yêu. Vậy các chú gà còn có những đặc điểm gì và ích lợi của chúng như thế nào, chúng ta cùng học bài hôm nay để hiểu rõ điều này nhé.
- GV giới thiệu bài : Con gà và cho HS nhắc lại tựa bài.
2. Các hoạt động chủ yếu
* Hoạt động 1: Nêu tên được các bộ phận bên ngoài của con gà
* Mục tiêu:
Giúp HS biết:
- Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên các hình ảnh trong SGK. Chỉ và nêu được các bộ phận bên ngoài của con gà.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
-Yêu cầu HS quan sát con gà.
- Cho HS mở SGK trang 54 và thảo luận theo cặp, một em hỏi và một em trả lời về các bộ phận của con gà ( thời gian thảo luận 2 phút).
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ HS.
Bước 2: Trình bày nội dung thảo luận
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày trên mô hình con gà..
- GV kết luận: “ Các bộ phận bên ngoài của gà gồm có : Đầu, cổ, mình, hai cánh và 2 chân”.
- Chỉ đầu con gà và hỏi:
+ Đầu gà to hay nhỏ? Trên đầu gà gồm có những gì?
( Đầu gà nhỏ. Trên đầu gà có mào, mắt, mỏ, mũi, tai gà có một lớp lông che phủ )
+ Em thấy mỏ gà thế nào?
( Mỏ gà nhọn và cứng )
+ Gà dùng mỏ để làm gì?
( Gà dùng mỏ để mổ thức ăn )
- GV: Cổ gà luôn cử động giúp đầu gà linh hoạt tìm kiếm thức ăn trên mặt đất.
- Quan sát mình gà ta thấy toàn thân gà có gì che phủ?
( Toàn thân gà có lông che phủ )
- Gà di chuyển như thế nào? Nó có bay được không?
( Gà di chuyển bằng 2 chân, gà bay thấp )
- Mỗi chân gà có mấy ngón? Các ngón chân của gà có gì?
( Mỗi chân gà có 4 ngón. Các ngón chân có móng )
- Gà dùng móng chân để làm gì?
( Gà dùng móng chân để bới đất tìm thức ăn )
* GV chỉ trên hình và nói: Con gà nào cũng có : Đầu, cổ, mình, hai chân và cánh, toàn thân gà có lông che phủ, phần lông dài cong ra phía sau là lông đuôi, đầu gà nhỏ có mào, mỏ gà nhọn, ngắn và cứng, chân gà có móng sắc. Gà dùng mỏ để mổ thức ăn và móng sắc để bới tìm thức ăn.
Hoạt động 2: Phân biệt gà trống, gà mái và gà con.
* Mục tiêu:
Giúp HS biết:
- Phân biệt được đâu là gà trống, gà mái và gà con.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
- GV cho HS tiếp tục quan sát tiếp hình con gà trống, gà mái trong SGK.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi: một em hỏi và một em trả lời đâu là gà trống, gà mái. Vì sao em biết?
- Thời gian thảo luận 1 phút.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
Bước 2:
- GV cho HS quan sát ảnh chụp gà trống và gà mái
- Gọi HS chỉ gà trống,
MÔN: Tự nhiên và xã hội
Bài 26: Con gà
I . MỤC TIÊU:
- Nêu được ích lợi của con gà.
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con gà trên hình vẽ hay vật thật.
- Phân biệt được con gà trống với con gà mái về hình dáng, tiếng kêu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- GV: Các tranh ảnh, mô hình về con gà.
Phương tiện hỗ trợ: Máy vi tính, đèn chiếu.
- HS: Sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Ổn định tổ chức:
- Giới thiệu người dự.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết trước cô dạy các em bài gì?
- Hãy nêu các bộ phận bên ngoài của con cá?
- Cá thở bằng gì?
- Ăn cá có ích lợi gì?
GV nhận xét, đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Cho cả lớp hát bài: “ Đàn gà con”
- Bài hát đàn gà con đã cho chúng ta thấy những chú gà thật đáng yêu. Vậy các chú gà còn có những đặc điểm gì và ích lợi của chúng như thế nào, chúng ta cùng học bài hôm nay để hiểu rõ điều này nhé.
- GV giới thiệu bài : Con gà và cho HS nhắc lại tựa bài.
2. Các hoạt động chủ yếu
* Hoạt động 1: Nêu tên được các bộ phận bên ngoài của con gà
* Mục tiêu:
Giúp HS biết:
- Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên các hình ảnh trong SGK. Chỉ và nêu được các bộ phận bên ngoài của con gà.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
-Yêu cầu HS quan sát con gà.
- Cho HS mở SGK trang 54 và thảo luận theo cặp, một em hỏi và một em trả lời về các bộ phận của con gà ( thời gian thảo luận 2 phút).
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ HS.
Bước 2: Trình bày nội dung thảo luận
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày trên mô hình con gà..
- GV kết luận: “ Các bộ phận bên ngoài của gà gồm có : Đầu, cổ, mình, hai cánh và 2 chân”.
- Chỉ đầu con gà và hỏi:
+ Đầu gà to hay nhỏ? Trên đầu gà gồm có những gì?
( Đầu gà nhỏ. Trên đầu gà có mào, mắt, mỏ, mũi, tai gà có một lớp lông che phủ )
+ Em thấy mỏ gà thế nào?
( Mỏ gà nhọn và cứng )
+ Gà dùng mỏ để làm gì?
( Gà dùng mỏ để mổ thức ăn )
- GV: Cổ gà luôn cử động giúp đầu gà linh hoạt tìm kiếm thức ăn trên mặt đất.
- Quan sát mình gà ta thấy toàn thân gà có gì che phủ?
( Toàn thân gà có lông che phủ )
- Gà di chuyển như thế nào? Nó có bay được không?
( Gà di chuyển bằng 2 chân, gà bay thấp )
- Mỗi chân gà có mấy ngón? Các ngón chân của gà có gì?
( Mỗi chân gà có 4 ngón. Các ngón chân có móng )
- Gà dùng móng chân để làm gì?
( Gà dùng móng chân để bới đất tìm thức ăn )
* GV chỉ trên hình và nói: Con gà nào cũng có : Đầu, cổ, mình, hai chân và cánh, toàn thân gà có lông che phủ, phần lông dài cong ra phía sau là lông đuôi, đầu gà nhỏ có mào, mỏ gà nhọn, ngắn và cứng, chân gà có móng sắc. Gà dùng mỏ để mổ thức ăn và móng sắc để bới tìm thức ăn.
Hoạt động 2: Phân biệt gà trống, gà mái và gà con.
* Mục tiêu:
Giúp HS biết:
- Phân biệt được đâu là gà trống, gà mái và gà con.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
- GV cho HS tiếp tục quan sát tiếp hình con gà trống, gà mái trong SGK.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi: một em hỏi và một em trả lời đâu là gà trống, gà mái. Vì sao em biết?
- Thời gian thảo luận 1 phút.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
Bước 2:
- GV cho HS quan sát ảnh chụp gà trống và gà mái
- Gọi HS chỉ gà trống,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Hưng Đạo
Dung lượng: 72,00KB|
Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)