Con dao

Chia sẻ bởi Trần Ngọc Đỉnh | Ngày 05/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: con dao thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

I.Vị trí địa lý
Trường Sa:
Tọa độ: 8°38′ Bắc 111°55′ Đông
Diện tích (đất liền): nhỏ hơn 5 km²
Ghi chú: gồm khoảng 148 đảo nhỏ, đảo san hô và đảo chìm rải rác trên một diện tích gần 410.000 km² ở giữa biển Đông
Đường bờ biển: 926 km
Đơn vị hành chính (là những tuyên bố chủ quyền của các nước về một phần hay toàn bộ nhưng chưa có cột mốc biên giới):
Việt Nam: huyện Trường Sa, Khánh Hoà.
Khí hậu: nhiệt đới
Địa thế: phẳng
Độ cao:
điểm thấp nhất: Biển Đông (0 m)
điểm cao nhất: vị trí không đặt tên ở đảo Song Tử Tây(4 m)
QĐ.Trường Sa
QĐ.Trường Sa
Người Pháp gọi là Archipel des ile Spratley, người Anh, người Mỹ gọi là Spratley Islands hay Spratlies. Trung Quốc gọi là Nansha (Nam Sa) hay Nan Wei quần đảo. Philipines gọi là Kalayaan. Nhật gọi là Shinan Guto.

 
Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa tính đến đảo gần nhất là khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất là khoảng 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 hải lý và cách Cam Ranh 250 hải lý, cách đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý.
Quần đảo trải dài từ 6o 2’ vĩ B, 111o28’ vĩ B, từ kinh độ 112 o Đ, 115 o Đ1.4) trong vùng biển chiếm khoảng 160.000 đến 180.000 km2. Biển tuy động nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi trên mặt nước lại rất ít, chỉ tổng cộng 11km2.

Về số lượng đảo theo thống kê của tiễn sĩ Nguyễn Hồng Thao (Vụ Biển thuộc Ban Biên giới Chính Phủ) năm 1988 bao gồm 137 đảo, đá, bãi (1.5) không kể 5 bãi ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam (gồm bãi Phúc Trần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tứ Chính).

Theo thống kê của Pháp năm 1933 gồm 9 đơn vị chính là các đảo, đá, bãi phụ cận. Philipines đã liệt kê mộ danh sách 53 đơn vị gồm hòn đảo và cù lao trong một khu vực 976 dặm vuông. Căn cứ vào hải đồ vẽ năm 1979 của Cục Bản đồ Qân Sự Bộ Tổng Tham Mưu (Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam), quần đảo Trường Sa có thể chia ra làm 8 cụm chính kể từ Bắc Xuống Nam:

 
1. Cụm Song Tử gồm 2 đảo, đá, 2 bãi:

 
Song Tử Đông (Northeast Cay, Pei Zi Dao hay Pei –tzu Tao (Trung Quốc), Parola Isl,. (Phi) 11o 255’ vĩ B, 114o20’ kinh Đ).

 
Song Tử Tây (Southwest Cay, Nan Zi Dao Nan) hay Nan –tzu Tao ( Trung Quốc), Pugad Isl., (phi) 11o255’ vĩ B, 114o kinh Đ)

 
Hai hòn đảo này sinh đôi nằm ở cực bắc của quần đảo trường sa, ngang vĩ đọ với Phan Rang (NInh Thuận). Chính vì có vị trí này mà đội Bắc Hải hoạt động ở vùng này từ cuối thể kỷ XVII lấy xuất đinh từ tỉnh Bình Thuận. Trên đảo có những cây cao trung bình, nhiều phân chim có thể chế biến thành phân bón. Vòng quanh hai đảo này, về phía Đông và Nam chừng năm hải lý có nhiều mỏm đá ngầm. Rong biển mọc nhiều ở đây.

 

Song Tử Đông hơi tròn, diện tích 20 acres, dài 900m, rộng 250m, cao độ 3m, có nhiều bãi cát và san hô xung quanh, nhiều cây cối, một ít dừa. Năm 1963, Việt Nam Cộng Hòa có dựng một bia chủ quyền. Philippines cho quân chiếm đóng từ năm 1968.

Song Tử Tây hình lưỡi liềm, diện tích nhỏ hơn Song Tử Đông, dài 700m, rộng 300m, có nước ngọt, có một vườn dừa và nhiều cây nhỏ. Có tháp rada thời Việt Nam Cộng Hòa. Hiện Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đang trấn giữ cả hòn đảo.

Cụm Song Tử còn có Đá Bắc (North Reef, Pei Jiao hay Tung -  Pei – Chiao (Trung Quốc) 11o28 vĩ B, 114o kinh Đ), Đá Nam (South Reef, Nan Jiao hay Nai –lo- Chiao, 11o vĩ B, 114o18 kinh Đ)
Phía Đông cụm Song Tử còn có bãi cạn Đinh Ba ở phía Bắc ( Trident Shoal, Yong deng Ansha hay Yung –teng An –sha (Trung Quốc), TatLong, Tulis Shoal (Phi), 11o20 vĩ B, 114o42 kinh Đ) và bãi Núi Cầu (Lys Shoal, Lesi Ansha (Trung Quốc), Bisugo Shoal (Phi), 11o205 vĩ B, 114o35 kinh Đ phía Nam).

2. Cụm đảo Thị Tứ

 

 
Đảo Thị Tứ (Thi Tu Island, Zhong Ye Dao hay Chung -Yeh Tao (Trung Quốc), Pagasa Isl (phi) 11 o 027 vĩ B, 114o17 kinh Đ). Đảo nằm ở phía Đông Bắc của đảo Trường Sa (Spratley) do san hộ tạo thành lẫn với cát trắng và đá vôi.
 
Đảo hình bầu dục, bề ngang 550m, dài 700m, có giếng nước ngọt. Trên đảo có cây mù u, cây bàng, nhiều cây leo chằng chịt. Chung quanh đảo có rất nhiều rong biển và các bãi đá ngầm. Quanh đảo có nhiều cá, đổn đột, rong biển.




Phía Bắc Đảo Thị Tứ gồm Đá Hoài An (Xandi, 11o03 vĩ B, 114o134 kinh Đ), đá Tri Lễ (Sandy Cay, 11o037 vĩ B, 114o154 kinh Đ), đá Vĩnh Hảo (11o045 vĩ B, 114o22 kinh Đ), đã Cái Vung (11o079 vĩ B, 114o115 kinh Đ).  – Phía Nam đảo Thị Tứ là đá Xu Bi (Subi Reef, Zhu Bi Jiao, Zamora Reef (Phi),10o54vĩ B, 114o06 kinh Đ), cách đảo Thị Tứ chừng 14 hải lý.




3. Cụm Loai Ta
Ở phía Đông cụm Thị tứ gồm đảo Loai Ta phía dưới và cồn San Hô Lancan hay An Nhơn (Lankan Cay, Yang xin Zhou, Panata, 10o45 vĩ B, 114o33 kinh Đ) ở phía Đông.
 
.

Đảo Loai Ta








Cụm còn có đá An Lão (Menzeis Reef , Mong zi Jiao (Trung Quốc), Lankandula Reef, 11o038 vĩ B, 114o48 kinh Đ), bãi Đường (Chan tan (Trung Quốc), 11o vĩ B, 114o42 kinh Đ), bãi An Nhơn Bắc (đá cuội) (Ku gui Jiao (Trung Quốc) 10o465 vĩ B, 114o34 kinh Đ), bãi Lọai Ta Bắc(Laoita Reef, Shuan huan Shazhou, 11o422 vĩ B, 114o210 kinh Đ), bãi Lọai Ta Nam (Laoita Bank, Shuan huan Shazhou, 11o427 vĩ B, 114o195 kinh Đ). Phía Đông cụm Loại Ta có đảo Dừa và Đá Cá Nhám.


4. Cụm đảo Nam Yết hay Ti Gia.

 
Ở phía Nam cụm Loại Ta, nằm kết một vòng san hô Tizart Bank, gồm đảo Nam Yết (NamYit Island, Hong xui dao, 10o11 vĩ B, 114o217 kinh Đ), đảo Sơn Ca (Sand Cay, Dungian shazhou, 11o227 vĩ B, 114o285 kinh Đ), cùng bãi Bàn Than (10o231 vĩ B, 114o245 kinh Đ), đá Núi Thị (Petley Reef, Bolan Jiao, 10o247 vĩ B, 114o348 kinh Đ), đá En Đất (Eldad Reef, An da jiao, 10o21 vĩ B, 114o41 kinh Đ), đá Lạc ( Meiji Jiao, 10o102 vĩ B, 114o148 kinh Đ)) , đá Gaven (Gaven Reef, Nan xun jiao, 10o127 vĩ B, 114o13 kinh Đ), đá Lớn (Great Discovery Reef, Daxian jiao, 10o045 vĩ B, 114o52 kinh Đ), đá Nhỏ (Small Discovery Reef, Xiaoxien jiao, 10o015 vĩ B, 114o52 kinh Đ), đá Đền Cây Cỏ (Western or Flora Temple Reef, Fulusi jiao, 10o147 vĩ B, 114o375 kinh Đ), Cụm này có đảo rộng nhất của Trường Sa là Ba Bình và cao nhất là đảo Nam Yết.

 
Đảo Ba Bình (Itu Aba Island, Taiping dao (Trung Quôc), Ligaw I (Philippines), 10o0228 vĩ B, 114o217 kinh Đ).
Đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa, độ cao chừng 4m (13ft) thấp hơn Nam Yết một chút; theo niên giám Đài Loan 1993, dài 1360m cao 3,8m diện tích 489.600m 2 (gần 50 ha).
Có điều kiện sinh hoạt tốt nhất, đất đai màu mỡ, trồng trọt khoai mì, rau cải,chuối… Chung quanh có san hô, mặt nước khá yên tĩnh, tiểu đĩnh có thể cập bến khá tốt. Phía Tây Nam cụm Nam Yết có đá Chữ Thập (Fiery Cross or N.W, Yungshu jiao Kagilingan Reef, 9o353 vĩ B, 114o542 kinh Đ). Hòn đá chữ Thập là chỗ cao nhất của một bãi cạn dài 25km, rộng tối đa 6 km, bị quân Trung Quốc chiếm đóng, biến nơi đây thành cơ sở quân sự quan trọng.

Đảo Ba Đình
Đảo Nam Yết (NamYit Isl., Hongxui Jiao (Trung Quốc) Binago (Phi) 10o11 vĩ B, 114o217 kinh Đ).
Đảo lớn thứ hai sau Ba Bình, song là hòn đảo cao nhất của quần đảo, ở phía Nam của cụm, hình chữ C, dài khoảng 700m, rộng 250m cao 4,7m (15ft) (sách China Boundaries của Ying Cheng Kian (Illiois, 1984) ghi đảo này cao tới 64 ft, Ocean Year Book 10 (Chicago, 1993) ghi kể cả cây cao 20m). Trên đảo có nhiều loại cây, nhiều nhất là cây hú xương (cao hơn 3m), cây nhàu (cao hơn 3m), mù u (5m), dừa cao nhất (khoảng 12m) và nhiều giống cây nhỏ có gai vùng nhiệt đới. Chim, vít ở đây rất ít, Giếng nước không ngọt, hơi lờ lợ. Chung quanh đảo có vòng san hô và nhiều bãi đá ngầm.
(Phía Bắc đảo có cầu tàu đối diện với đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm đóng).
Tại đây có công sự phòng thủ kiên cố, được đặt bộ chỉ huy toàn thể quân lính Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp quản.

Đảo Nam Yết
Đảo Sơn Ca (Sand Cay, Dungian shazhou, 10o227 vĩ B, 114o285 kinh Đ).
Đảo có hình giống chữ C, dài 391m, rộng 156m, cao 3m (so với mực nước trung bình).
Đảo có các loại cây như hú xương, bang, chiếc bạc và cỏ dại, dây leo mọc khắp nơi. Trước năm 1975 đều có quân đội Việt Nam Cộng Hòa chiếm đóng và sau đó được Quân Đội Nhân Dân Việt Nam tiếp quản.

 
 
Sơ đồ đảo Sơn Ca
5. Cụm đảo Sinh Tồn

 
Ở phía Nam quần đảo Nam Yết Tigia. Gồm có đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island, Hing hong dao, 9o526 vĩ B, 114o192 kinh Đ) )(hình 1.28), đá Sinh Tồn Đông, (9o526 vĩ B, 114o192 kinh Đ), đã Nhạn Gia (9o532 vĩ B, 114o202 kinh Đ), Đá Bình Khê (Endmund Reef, 9o530 vĩ B, 114o232 kinh Đ), Đá Ken Nan (Mekennam Reef, (9o535 vĩ B, 114o273 kinh Đ), Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef, (9o542 vĩ B, 114o293 kinh Đ), Đá Bãi Khung (Holiday Reef, 9o565 vĩ B, 114o335 kinh Đ), Đá Đức Hòa (Empire Reef, 9o573 vĩ B, 114o348 kinh Đ), Đá Ba Đầu ( Whitsun Reef, Weinan jiao (Trung Quốc) 9o59 vĩ B, 114o390 kinh Đ), Đá An Bình (Ross Reef 9o535 vĩ B, 114o364 kinh Đ), Đá Bia (Bamfore, 9o497 vĩ B, 114o302 kinh Đ) Đá Văn Nguyên (Jones Reef, 9o407 vĩ B, 114o285 kinh Đ), Đá Phúc Sỹ (Higgen Reef 9o467 vĩ B, 114o240 kinh Đ), Đá Len Đao, Đá Gạc Ma (Johnson  Reef, Zhang jiao (Trung Quốc), Mabine Reef(Phi) 9o420 vĩ B, 114o127 kinh Đ), Đá Cô Lin (Conlins Reef, Cao lin jiao, 9o450 vĩ B, 114o138 kinh Đ), Đã Nghĩa Hành (Lovele Reef, 9o50 vĩ B, 114o157 kinh Đ), Đa Tam Trung (9o511 vĩ B, 114o160 kinh Đ), Đá Sơn Hà(Gent Reef, 9o52 vĩ B, 114o175 kinh Đ).
Ba hòn đảo trên và một số hòn đảo nhỏ nổi lên tạo thành một vòng đài san hô có tên là “Union Reef”.

 
6. Cụm đảo Trường Sa.

 
Ở phía Nam và phía Tây Nam của cụm Sinh Tồn, trải dài theo chiều ngang, gồm có 3 đảo, các đá, bãi: Đá Lát (Ladd Reef, Riji jiao, 8o358 vĩ B, 111o55 kinh Đ), Đảo Trường Sa (Spratley Island, Nan wei dao, 8o384 vĩ B, 111o55 kinh Đ) (hình 1.30), Bãi Đá Tây (West Reef  (Sand patch), Xijiao jiao, 8o52 vĩ B, 112o14 kinh Đ), Đá Đông (East Reef, Dong Jiao, Silangan Reef, 8o502 vĩ B, 111o345 kinh Đ), Đá Châu Viên (Cuarteron Reef, Hua yang Jiao, 8o53 vĩ B, 111o500 kinh Đ), Đa Tốc Khan (Alison Reef, Liumen jiao, 8o50 vĩ B, 111o00 kinh Đ), Đá Núi Le (Coznwalis S. Reef, Nan hua jiao, 8o45ĩ B, 111o11 Kinh Đ), Đá Tiên Nữ (Tennent Reef, Pigion, Tian Ian jiao, 8o52 vĩ B, 111o39 kinh Đ).

Cụm đảo Trường Sa nằm phia Đông, kế cận các bãi, đá thuộc thềm lục địa Việt Nam như Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tư Chính.
Không có cây lớn, nhiều nhất là Nam Sâm, có dược tính, các loại rau sam, Muống biển. Có loại chim Hải Âu trắng, sơn ca, chim én. Có giếng nước ngọt , khá sâu, độ cao 3m, ngọt tốt 9/10, xong lại có mùi tanh của san hô.
 
Trước năm 1975 có quân trú phòng Việt Nam Cộng Hòa, có cầu tàu về phía Tây Đảo. Sau khi tiếp quản, Quân đội Nhân Dân Việt Nam đã xây càu tàu lớn hơn.
Ngoài ra còn có đảo Trường Sa Đông (Central Reef, Zhong jiao, 8o55 vĩ B, 112o21 kinh Đ), Đảo Phan Vinh (Pearson Reef, Bisheng jiao, 8o58 vĩ B, 113o 413 kinh Đ).




Đảo lớn nhất là đảo Trường Sa (hình 1.29), người Pháp đã gọi là đảo bão tố ( Ile de Tempete), có dạng hình tam giác cân mà đấy hơi chệch về phía Bắc. Đáy dài 350m, hai cạnh kia, mỗi cạnh dài 450m, cao độ ở phía Bắc là 3,5m  ở phía Nam là 2,1m so với mặt nước lúc nước ròng. Có khả năng thiết lập phi đạo. Sau năm 1975 Việt Nam đã xây sân bay dài 800m.

7. Cụm đảo An Bang

 
Ở phía Nam cụm đảo Trường Sa (Spratley) gồm có một đảo và các bãi, đá: Đá Ba Kè (Bombay Castle, Pongpo bao jiao, 7o56 vĩ B, 111o 440 kinh Đ), Bãi Đất ( Orileana Shoal, Aonan Ansha, 7o41 vĩ B, 113o 440 kinh Đ). Bãi Đinh (Kinhston, Shoal, Jin du ansha, 7o34 vĩ B, 111o 345 kinh Đ), Bãi Vũng Mây (John Pacth, Changpun, ansha, 7o47 vĩ B, 113o 35 kinh Đ), Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef Bai jiao, 8o10 vĩ B, 113o 18 kinh Đ), Đá Hà Tần ( Lzzie, Webr Li xei jiao, 8o045 vĩ B, 113o 10 kinh Đ), Đá Tân Châu (10o505 vĩ B, 115o 51 kinh Đ), Đa Lục Giang ( Hopp Reef, He jiao, 10o105 vĩ B, 115o 215 kinh Đ), Đa Long Hải (Livok Reef, Nan Tang quan dao, 10o105 vĩ B, 115o 17 kinh Đ), Bãi Trăng Khuyết (Half Moon Shoal Banyeu jiao 8o52 vĩ B, 113o 51 kinh Đ), Đá Công Đo (Commodore Reef, Siling jiao, 8o22 vĩ B, 115o 13 kinh Đ), Đá Kỳ Vân (Marivels Reef , Nan hai jiao, 7o37 vĩ B, 113o 56 kinh Đ), Bãi Kiệu Ngựa (Asdasier Reef, Andu jiao, 7o37 vĩ B, 113o 56 kinh Đ),  Đá Hoa Lau (Swallow Reef, Dan Wan jiao 7o24 vĩ B, 113o 56 kinh Đ), Đá Sắc Lôt (  Royal Charlotts Reef, Huan lu jiao, 6o565 vĩ B, 113o 36 kinh Đ), Đá Louisa (Louisa Reef, Nan tong jiao, 6o209 vĩ B, 113o 154 kinh Đ).

 
Đảo duy nhất là đảo An Bang (Ambonay Cay, Anbo shazou, 7o 522 vĩ B, 113o 542 kinh Đ). Đảo An Bang giống như một cái túi đáy nằm ở phía Đông và miện túi thắt lại ở phía Tây. Đảo tương đối là nhỏ và dài, chỉ rộng 20 m so với mặt nước lúc nước ròng.

Đảo nhìn từ trên cao

8 Cụm đảo Bình Nguyên. 
Cụm đảo ở về phía Đông gồm đảo Bình Nguyên (Flat Island, Fei xin dao 10o49 vĩ B, 115o 495 kinh Đ), và đảo Vĩnh Viễn (Nashan Island, Ma huan dao, 10o44 vĩ B, 115o 48 kinh Đ). Mỗi đảo diện tích khoảng 15 acres. Đảo Vĩnh Viễn dài chừng 580m, cao khoảng 2m, Đảo Bình Nguyên thấp hơn, rất hẹp bề ngang.

Đảo Bình Nguyên
Phía Nam gần đảo Vĩnh Viễn có Đá Hoa (10o32 vĩ B, 115o 432 kinh Đ), Đá Đít Kim Sơn (10o325 vĩ B, 115o 472 kinh Đ), Đá Đin (10o30 vĩ B, 115o 421 kinh Đ), Đá Hàn Sơn (10o28 vĩ B, 115o 115 kinh Đ), Đá Pét (10o276 vĩ B, 115o 464 kinh Đ), Cồn san hô Giắc- xôn. Về phía Nam, xa hơn nữa có đá Vành Khăn ( Mischief Reef, Mei ji jiao, 9o 55 vĩ B, 115o 32 kinh Đ), Bãi Cỏ Mây (2ndThomas Shoal, Ren ai Reef,   9o44 vĩ B, 115o515 kinh Đ), Bãi Cạn Suối Ngà (2ndThomas Shoal, Xinyu jiao, 9o195 vĩ B, 115o555 kinh Đ), Đá Bốc Xan (Boxall Reef, Pai she jiao, 9o353 vĩ B, 116o095kinh Đ), Bãi Cạn Sa Bin (Sabina Shoal, Xian  xin ansha, 9o45 vĩ B, 116o29 kinh Đ).  Phía Đông cụm đảo Bình Nguyên là cụm đảo Vĩnh Viễn có đã Hợp Kim (Hopkins  Reef, Huo xing jiao, 10o49 vĩ B, 116o06 kinh Đ), Bãi Mỏ Vịt (Hirane Shoal, An tang tan, 10o54 vĩ B, 116o205 kinh Đ),  Đá Ba Cờ  (Baker Reef, Bei she jiao, 19o43 vĩ B, 5o116 kinh Đ), Đá Khúc Giac (Iroqois Reef, Feng lai jiao, 10o37 vĩ B, 116o10 kinh Đ), Đa Bá, Đá giò Gà (North Pennsylvania Reef, Yang ming jiao 10o485 vĩ B, 116o515 kinh Đ).  Bãi Cạn Nam, ( Southern Bank, Nan fang gian tan, 10o  28 vĩ B, 116o  42 kinh Đ), Đá Chà Và (Brown, 10o345 vĩ B, 117o017 kinh Đ), Bãi Cạn Nâu ( Brown Bank, Dong tan 10o44 vĩ B, 117o189 kinh Đ),  Bãi Cạn Rạch Vang (Templer Bank, Zhong xi tan, 10 o40 vĩ B, 117o165 kinh Đ), Bãi Cạn Rạch Lấp (o45 vĩ B, 116o29 kinh Đ)
Carnatic Shoal, Hong shi anhsha, 10o06 vĩ B, 117o205 kinh Đ),  Bãi Cạn Na Khoai (Lord Auckland Shoal, Elan ansha 10 o205 vĩ B, 115o165 kinh Đ).

Tổ chức hành chính của Việt Nam
Huyện Trường Sa được thành lập theo Quyết định số 193-HĐBT ngày 9/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam, bao gồm toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa và thuộc tỉnh Phước Tuy. Trước đó quần đảo Trường Sa thuộc huyện Long Đất, tỉnh Phước Tuy. Đến ngày 28/12/1982, huyện Trường Sa được chuyển sang tỉnh Phú Khánh. Sau khi chia tách tỉnh Phú Khánh (30/6/1989), huyện Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Theo Nghị định số 65/2007/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam được ban hành vào tháng 4 năm 2007, huyện Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) có 3 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Trường Sa và các xã Song Tử Tây, Sinh Tồn.
Thị trấn Trường Sa được thành lập trên cơ sở đảo Trường Sa lớn và các đảo, đá, bãi phụ cận. Xã Song Tử Tây được thành lập trên cơ sở đảo Song Tử Tây và các đảo, đá, bãi phụ cận. Xã Sinh Tồn được thành lập trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận.
Chính quyền(năm 2011):
Chủ tịch UBND:Đỗ Như Phú
Chủ tịch HĐND:Biện Xuân Khương
Đảo Trường Sa Lớn là nơi đặt trụ sở Ủy ban Nhân dân huyện Trường Sa, Khánh Hòa.
Trên đảo còn có Trung tâm cứu hộ, cứu nạn; Trạm khí tượng hải văn.
Sự kiểm soát Đảo của các quốc gia
Philippines đặt các đảo đang kiểm soát vào khu tự quản Kalayaan thuộc tỉnh Palawan. Còn Trung Quốc thì đặt quần đảo Trường Sa cùng với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trung Sa thành một cấp gọi là biện sự xứ (tương đương cấp huyện) với tên gọi chính thức là Tây Nam Trung Sa quần đảo biện sự xứ (西南中沙群岛办事处) thuộc tỉnh Hải Nam. Có tin đồn rằng tháng 11/2007, Trung Quốc đã thành lập thị xã Tam Sa quản lý 3 quần đảo này trên Biển Đông.
 
CHND Trung Hoa kiểm soát
Cụm Thị Tứ: Đá Su Bi (Đá Xu Bi)  ·
Cụm Nam Yết: Đá Lạc  · Đá Chữ Thập  · Đá Én Đất  · Đá Ga Ven  ·
Cụm Sinh Tồn: Đá Gạc Ma  · Đá Huy Gơ (Đá Tư Nghĩa)  · Đá Ken Nan  · Đá Ba Đầu  ·
Cụm Trường Sa: Đá Châu Viên  ·
Cụm An Bang: Bãi Trăng Khuyết  ·
Cụm Bình Nguyên: Đá Vành Khăn  · Cồn san hô Jackson  · Bãi cạn Sa Bin (bãi Chóp Mao)  ·
Đài Loan kiểm soát
Cụm Nam Yết: Đảo Ba Bình  · Bãi Bàn Than  ·
Philipin kiểm soát
Cụm Song Tử: Đảo Song Tử Đông  ·
Cụm Thị Tứ: Đảo Thị Tứ  ·
Cụm Loại Ta: Đảo Loại Ta  · Đảo Bến Lạc (Đảo Dừa)  · Đảo Cá Nhám  · Cồn san hô Lan Can (Cồn An Nhơn)  ·
Cụm An Bang: Đá Công Đo  ·
Cụm Bình Nguyên: Đảo Bình Nguyên  · Đảo Vĩnh Viễn  · Bãi Cỏ Mây  · Bãi Cỏ Rong (Bãi Cỏ Rồng) (gồm các bãi Tổ Muỗi, Đồng Thạnh...)  
Malaysia kiểm soát
Cụm An Bang: Đá Hoa Lau  · Đá (bãi) Kỳ Vân  · Bãi Kiêu Ngựa  · Đá Louisa  · Đá Sác Lốt  · Đá En Ca  · Đá Suối Cát  · Bãi Thám Hiểm ·
Chưa rõ nước nàokiểm soát
Cụm Song Tử: Đá Bắc  · Bãi cạn Đinh Ba  · Bãi Núi Cầu · Bãi Hữu Độ  · Bãi Cỏ My  ·
Cụm Thị Tứ: Đá Hoài Ân  · Đá Tri Lễ · Đá Trâm Đức  · Đá Vĩnh Hảo  · Đá Cái Vung  ·
Cụm Loại Ta: Đá An Lão  · Bãi Đường  · Bãi An Nhơn Bắc  · Bãi Loại Ta  · Bãi Loại Ta Nam  · Bãi Loại Ta Đông  ·
Cụm Sinh Tồn: Đá An Bình (Đá Rốt Tên)  · Đá Bãi Khung (Đá Ho di)  · Đá Bia (Đá Băm Pho)  · Đá Bình Khê  · Đá Bình Sơn (Đá Halet)  · Đá Đức Hòa (Đá Em Pi)  · Đá Ninh Hòa (Đá Tết Lây)  · Đá Núi Trời  · Đá Văn Nguyên (Đá Giôn)  ·
Cụm An Bang: Đá Tân Châu  · Đá Lục Giang  · Đá Long Hải  · Đá Thanh Kỳ  · Đá Gia Hội  · Đá Gia Phú · Bãi Phù Mỹ  · Bãi Hải Sâm  ·
Cụm Bình Nguyên: Đá Triêm Đức  · Đá Định Tường  · Đá Hội Đức  · Đá Ninh Cơ  · Đá Hoa  · Đá Hoa  · Đá Đít Kim Sơn  · Đá Đin  · Đá Hàn Sơn  · Đá Pet  · Bãi cạn Suối Ngà · Đá Long Điền (đá Bốc Xan)  · Đá Hợp Kim  · Bãi Mỏ Vịt (bãi Hồ Tràm)  · Đá Ba Cờ(bãi Lim)  · Đá Khúc Giác  · Bãi cạn Nam  · Đá Chà Và (đá Long Thới, Đá Nâu)  · Bãi cạn Nâu  · Bãi cạn Rạch Vang · Bãi cạn Rạch Lấp  · Bãi cạn Na Khoai  · Bãi Đồng Cam  · Bãi Đồi Mồi  · Bãi Thạch Sa  · Bãi Ôn Thủy  · Bãi Cái Mép  · Đá Vĩnh Hợp  · Đá Vĩnh Tuy  · Đá Gò Già  · Bãi Đồng Giữa  · Bãi Tây Nam  · Bãi Trung Lễ  · Bãi Đồ Bàn  · Đá Bá  · Đá Phật Tự  · Đá Suối Ngọc  ·
Việt Nam tuyên bố chủ quyền

Hải quân Việt Nam duyệt binh trước cột mốc chủ quyền Trường Sa
Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với đảo dựa trên vị trí lịch sử và trên nguyên tắc thềm lục địa. Các bản đồ địa lý cổ Việt Nam ghi chép Bãi Cát Vàng để chỉ cả Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam từ đầu thế kỷ 17.
Trong cuốn Phủ Biên Tạp Lục của học giả Lê Quý Đôn, Hoàng Sa và Trường Sa được định nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Trong bộ quốc sử Đại Nam thực lục của triều Nguyễn có ghi chép từ năm 1711 chúa Nguyễn Phúc Chu cho người ra đo độ dài ngắn rộng hẹp bãi cát Trường Sa
Trong Đại Nam nhất thống toàn đồ, một cuốn bản đồ của Việt Nam được hoàn thành năm 1838, Trường Sa được vẽ thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Việt Nam đã từng tiến hành nhiều cuộc khảo sát địa lý và tài nguyên trên quần đảo, và kết quả của các chuyến khảo sát đó đã được ghi chép trong văn học và lịch sử Việt Nam và được xuất bản kể từ thế kỷ 17. Hơn nữa, sau một hiệp ước ký kết với triều đại nhà Nguyễn, Pháp đại diện cho các quyền lợi của Việt Nam đối với các công việc quốc tế và đã thi hành chủ quyền trên quần đảo thay cho Việt Nam.
Ngày 7 tháng 7 năm 1951, Trần Văn Hữu, chủ tịch phái đoàn chính phủ Quốc gia Việt Nam tới dự Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản tuyên bố rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc lãnh thổ Việt Nam. Tuyên bố này không bị bác bỏ hay bảo lưu ý kiến nào của 51 nước có mặt tại hội nghị. Sau khi Pháp rút đi, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã thi hành chủ quyền trên quần đảo.
Ngày 22 Tháng Tám 1956 Hải quân Việt Nam Cộng hòa tiếp thu đảo Trường Sa, thượng quốc kỳ và dựng trụ đá ghi chủ quyền. Đến ngày 22 Tháng Mười thì chính phủ Việt Nam tuyên bố Trường Sa phụ thuộc tỉnh Phước Tuy.
Hiện nay Việt Nam giữ 21 đảo. Chúng được gộp vào thành một huyện thuộc tỉnh Khánh Hoà
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền
Vào năm 1958, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền của mình dựa trên vị trí lịch sử. Sau này họ cho rằng quần đảo Trường Sa đã từng là một phần thuộc Trung Quốc trong gần 2.000 năm và đưa ra các thư tịch cổ có nhắc tới quần đảo Trường Sa và những mảnh vỡ đồ gốm Trung Quốc và tiền được tìm thấy ở đó để chứng minh. Sử dụng lý lẽ này, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã tuyên bố rằng Philippines đã "lấy" 410.000 km² biên giới biển truyền thống của họ, lợi dụng lúc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa bị tẩy chay khỏi các công việc quốc tế. Một số nhà phân tích đặt câu hỏi về sự chính xác của các tuyên bố chủ quyền đó, tuy nhiên:
"Sẽ không có tính thuyết phục nếu cho rằng việc tìm thấy các đồng tiền xu thời Hán và các đồ gốm trên quần đảo Hoàng Sa chỉ riêng nó có thể coi là cơ sở chứng minh cho yêu cầu chủ quyền của Trung Quốc vào những năm 1990. Sự hiện diện của những vật đó có thể chỉ đơn giản chứng minh rằng đã có các quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Đông Nam Á hơn là cho thấy sự hiện diện của người Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa đang tranh cãi."
Không có ghi chép chính thức nào về việc người Trung Quốc đã tới đảo và các liên hệ tạm thời của ngư dân không đủ để làm bằng chứng cho bất kỳ một yêu cầu chủ quyền nào dựa trên vị trí lịch sử. Tuy nhiên họ trưng ra nhiều ghi chép chính thức và bản đồ từ thời nhà Hán, nhà Nguyên, nhà Thanh và Cộng hoà Trung Hoa có tính đến quần đảo Trường Sa trong lãnh thổ Trung Quốc.
Philippines tuyên bố chủ quyền

Trong khi Philippines lần đầu tiên tuyên bố chủ quyền với quần đảo Trường Sa tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc năm 1946, thì sự dính líu nghiêm túc của họ chỉ diễn ra vào năm 1956 khi vào ngày 15 tháng 5 công dân Philippines là Tomas Cloma tuyên bố lập ra một nhà nước mới, Kalayaan (Vùng đất tự do). Kalayaan của Cloma trải rộng trên toàn bộ phía đông Biển Đông, gồm cả toàn bộ quần đảo Trường Sa, đảo Ba Bình, Pagasa và đảo Nam Yết, cũng như đảo West York, đảo chìm North Danger, đảo chìm Mariveles và bãi cát ngầm Invertigator. Sau đó Cloma lập ra một thuộc địa vào tháng 7 năm 1956 với thủ đô là Pagasa và Cloma là "Chủ tịch hội đồng tối cao của nhà nước Kalayaan". Hành động này dù không được chính phủ Philippines xác nhận, vẫn bị các nước khác coi là một hành động gây hấn của Philippines và sự phản ứng quốc tế nhanh chóng xảy ra. Đài Loan, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Việt Nam Cộng Hòa, Pháp, Anh và Hà Lan đưa ra phản kháng chính thức (Hà Lan có liên quan vì họ coi quần đảo Trường Sa là một phần của New Guinea thuộc Hà Lan) và Đài Loan đã gửi lực lượng hải quân tới chiếm các đảo và lập một căn cứ ở đảo Ba Bình, và họ vẫn giữ tới tận ngày nay.
II.Đặc điểm Dân cư-Xã hội
Quần đảo Trường Sa vốn không có đất trồng trọt và không có dân bản địa.
Có khoảng hai mươi đảo, trong đó đảo Ba Bình có diện tích lớn nhất, được coi là nơi cư dân có thể sinh sống bình thường
Theo thống kê mới nhất ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số toàn huyên Trường Sa là 195 người trong đó khu vực thị trấn Trường Sa lớn là 83 người
Cuộc sống trên đảo Trường Sa
Hoạt động sản xuất trên đảo Trường Sa
Hoạt động TDTT
Nhà tưởng liệm HCM trên đảo Trường Sa lớn
Quạt gió sản xuất điện
Các nguồn lợi thiên nhiên gồm: cá, phân chim, tiềm năng dầu mỏ và khí đốt còn chưa được xác định.
Ngoài nghề cá, các hoạt động kinh tế khác bị kiềm chế do tranh chấp chủ quyền.
Do nằm gần khu vực lòng chảo trầm tích chứa nhiều dầu mỏ và khí đốt, quần đảo Trường Sa có tiềm năng lớn về dầu khí. Hiện địa chất vùng biển này vẫn chưa được khảo sát nhiều và chưa có các số liệu đánh giá đáng tin cậy về tiềm năng dầu khí và khoáng sản khác.
Các khảo sát khác nhằm phục vụ kinh tế và thương mại còn ít thực hiện. Quần đảo Trường Sa hiện chưa có cảng hay bến tàu nhưng có bốn sân bay trên các đảo có vị trí chiến lược nằm gần tuyến đường vận chuyển tàu biển chính trên biển Đông
Khai thác thủy sản trên qđ.Trường Sa
Thực-Động vật trên QĐ.Trường Sa
Theo thống kê, hiện có 55 loài thủy sinh vật biển là các loài quý hiếm của Việt Nam và nhiều loài quý hiếm của thế giới sống ở quần đảo Trường Sa như rong câu chân vịt; rong kỳ lân; ốc đụn đực; ốc đụn cái; bào ngư hình bầu dục; trai ngọc; trai tai tượng khổng lồ...Đặc biệt, loài mực nang Vân Hồ và loài ốc Anh Vũ là loài quý hiếm ở cấp độ thế giới.


Ốc Anh Vũ
Bàng vuông trên Trường sa


San hô trúc
San hô lỗ đĩnh
Tiềm năng của QĐ.Trường Sa
Dịch vụ hằng hải.
Sử dụng năng lượng sóng.
Nghề cá.
Du lịch trong và ngoài nước.
Cầu nối quan trọng để phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ trong nước và quốc tế.
“Trường Sa là một phần máu thịt không thể tách rời của Việt nam.Toàn Đảng,toàn dân,toàn quân cần có những hành động thiết thực để bảo vệ chủ quyền đất liền cũng như trên biển của Tổ quốc…”
Thông điệp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc Đỉnh
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)