Chuyện sự tích bánh chưng bánh dày

Chia sẻ bởi Hoàng Thanh Tâm | Ngày 05/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: chuyện sự tích bánh chưng bánh dày thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Phát triển ngôn ngữ.
Truyện: Sự tích bánh chưng bánh dày
1. Mục tiêu bài dạy
* Kiến thức
- Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung truyện biết Lang Liêu là người chăm chỉ lao động và là người nghĩ ra cách làm bánh chưng và bánh dày.
- Biết một số phong tục tập quán của người Việt Nam trong dịp tết nguyên đán.
- Làm quen với cách làm bánh chưng.
- Biết nguyên liệu làm bánh chưng và biết sắp xếp theo thứ tự cách làm bánh chưng.
* Kỹ năng
- Trẻ biết lắng nghe và và bộc lộ cảm xúc cá nhân tự nhiên.
- Phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc.
- Phát triển trí nhớ, tư duy, quan sát của trẻ.
- Rèn trẻ kỹ năng di chuột trên máy tính.
- Phát triển kỹ năng vận động đi chạy theo đường dích zắc
* Thái độ
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo vệ và phát huy phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt nam.
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động.
2. Chuẩn bị
- Giáo án điện tử có nội dung bài dạy.
- 6 hình tháp chóp.
- Bánh chưng, bánh dày(đồ chơi) cho trẻ chơi trò chơi.
- Mô hình sa bàn dối rẹt theo nội dung câu chuyện.
- Nhạc bài hát: Bé chúc tết, bé chúc xuân.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

HĐ1: Gây hứng thú
Cô đọc câu đố về mùa xuân: Mùa gì ấm áp
...
Đâm chồi nảy lộc
- Đố các con biết đó là mùa gì?
- Đúng rồi, mùa xuân đến thời tiết ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc và mùa xuân đến còn có ngày gì rất vui nữa?
- Các con biết gì về ngày tết cổ truyền?
Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về ngày tết cổ truyền và trò chuyện cùng trẻ.
HĐ2: Kể truyện“ Sự tích bánh chưng bánh dày „
Các con ạ vào ngày tết cổ truyền nhân dân ta thường làm bánh chưng và bánh dày, vậy ai đã nghĩ ra hai thứ bánh đó để làm vào ngày tết? Chúng mình cùng nghe cô kể câu truyện: Sự tích bánh chưng, bánh dày nhé!
* Cô kể chuyện diễn cảm lần 1 bằng lời sau đó giới thiệu tên truyện( sự tích bánh chưng bánh dày, truyện cổ tích Việt nam).Kết thúc lần 1 cô cho trẻ về chỗ ngồi theo hình chữ u.
* Cô kể chuyện lần 2 kết hợp dùng hình ảnh minh họa trên máy tính sau đó đàm thoại cùng trẻ.
Câu hỏi đàm thoại:
- Các con vừa nghe câu truyện gì?
- Trong câu truyện có những ai?( Vua Hùng và các hoàng tử, vợ và con của hoàng tử lang Liêu)
- Hoàng tử Lang Liêu là người thế nào? ( hiền lành cham chỉ lao động)
- Còn các hoàng tử khác thì sao?( Văn hay võ giỏi)
- Vua có ý định gì trong ngày hội đầu năm? Ai có của ngon vật lạ để tế trời tế đất thì sẽ được vua nhường ngôi)
- Các hoàng tử đã làm gì để có lễ vật dâng vua?( Người thì đốc thúc bộ hạ lên rừng săn thú bắn chim, người thì bắt dân chài xuống biển mò trai bắt cá)
- Hoàng tử lang Liêu đã làm gì để có lễ vật dâng vua?( Làm 2 thứ bánh để dâng vua)
- Lang Liêu làm bánh dày ntn?( vo kĩ gạo nếp rồi đồ xôi cho thật dẻo, cho vào cối giã cho thật mịn rồi nặn thành hình tròn mịn màng)
- Lang Liêu làm bánh chưng ntn?(lấy lá dong tươi, gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn gói thành bánh hình vuông)
- Ai đã nghĩ ra cách làm bánh chưng và bánh dày?
- Vua Hùng Vương đã đặt tên cho 2 thứ bánh đó là bánh gì?
- Vua đã truyền ngôi cho ai?
Cô giảng nội dung và giáo dục trẻ: Các con ạ! Lúa gạo là loại lương thực quý giá nhất vì đã nuôi sống con người. Nó được làm từ chính mồ hôi công sức của con người. Bởi vậy, trong lễ hội mà nhà vua tổ chức để tế lễ trời đất, Lang Liêu đã dâng lên hai thứ bánh làm từ những hạt gạo thơm ngon nhất. Một bánh hình tròn tượng trưng cho trời (bánh dày), một bánh hình vuông tượng trưng cho đất (bánh chưng).Nó thể hiện sự hiếu thảo của con người đối với cha mẹ và trời đất. Ở Việt Nam ta có rất nhiều nét đẹp truyền thống, sự tích bánh chưng bánh dày cũng là 1 trong những nét đẹp truyền thống đó và vào mỗi dịp tết nguyên đán thì nhà nhà ai cũng làm bánh chưng và bánh dày để thờ kính tổ tiên và trời đất. Chúng mình là người Việt nam
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thanh Tâm
Dung lượng: 44,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)