Chuyên đề tự nhiên xã hội
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Bé |
Ngày 09/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: chuyên đề tự nhiên xã hội thuộc Tự nhiên và xã hội 1
Nội dung tài liệu:
kính chào thầy cô giáo
và các em học sinh
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ PHONG
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Bé
CHUYÊN ĐỀ
TẠO HỨNG THÚ GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TNXH LỚP 1
I. Lý do chọn đề tài:
- Môn Tự nhiên và xã hội là một trong những môn học góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện, có thể nói môn Tự nhiên và xã hội ở lớp 1 là nền móng để các em học tốt ở các môn có liên quan đến tự nhiên và xã hội ở các lớp cao hơn. Tuy nhiên ở môn học này lại không được sự quan tâm đúng mức của mọi người, nhất là các bậc phụ huynh luôn có suy nghĩ rằng môn Tự nhiên và xã hội là “môn phụ” nên bị xem nhẹ chỉ cần học môn Toán và Tiếng Việt.
- Do vậy, học sinh thường không có hứng thú trong quá trình học môn này. Đặc biệt ở lứa tuổi các em đặc điểm tâm sinh lý các em chưa ổn định, các em thích chơi hơn học, mau quên chóng chán. Do vậy để tạo hứng thú cho các em khi học môn này tôi đã suy nghĩ và đã lựa chọn đề tài: “Tạo hứng thú giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và xã hội ở lớp 1”.
II. Các biện pháp thực hiện:
- Như chúng ta đã biết không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Thành công trong giờ dạy gồm rất nhiều yếu tố cấu thành. Để cho tiết học bớt căng thẳng đồng thời tạo sự thu hút đối với học sinh, giúp các em tự giác, hứng thú với các hoạt động ta nên áp dụng trò chơi học tập vào các tiết học. Thực tiễn cho thấy trò chơi học tập là một phương pháp dạy học tích cực. Vấn đề đặt ra là nên tổ chức chơi như thế nào? Tiến hành áp dụng trò chơi ra sao để mang lại hiệu quả thiết thực. Đó là vấn đề cần quan tâm.
1.Phương pháp trò chơi học tập:
-Trò chơi học tập là một trong những phương pháp dạy học được sử dụng trong môn Tự nhiên và xã hội ở bậc Tiểu học. Đối với học sinh lớp một với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em thì trò chơi học tập là một trong những phương pháp rất quan trọng giúp các em chiếm lĩnh được kiến thức mới.
-Vì vậy, có thể nói rằng trò chơi học tập có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh. Trong các tiết học môn Tự nhiên và xã hội, việc tổ chức cho học sinh chơi vào bất kỳ phần nào của bài học đều rất quan trọng. vì chơi trò chơi làm thay đổi hình thức học tập, làm cho lớp học thoải mái và dễ chịu hơn. Lúc đó quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn làm cho học sinh thấy vui, nhanh nhẹn và cởi mở hơn. Từ đó học sinh tiếp thu tự giác, tích cực hơn và được củng cố hệ thống hóa kiến thức
+ Ví dụ 3: Đối với chủ đề “tự nhiên”, Bài 23: Cây rau.
*Chuẩn bị: Tôi đưa trò chơi vào HĐ3 của bài, chuẩn bị số chiếc khăn sạch, một số cây rau: rau cải, rau ngót, rau muống, rau mồng tơi…
*Cách tiến hành:
- Nêu tên trò chơi: Đố bạn rau gì? Tôi chia lớp thành các nhóm.Yêu cầu mỗi nhóm cử ra một bạn lên chơi đoán xem đó là cây rau gì.
-Tôi cho các em tham gia chơi xếp thành hàng ngang trước lớp. Sau đó tôi đưa cho mỗi em 1 chiếc khăn để bịt mắt và đưa cho mỗi bạn một loại cây rau, yêu cầu các em dùng
tay sờ và có thể ngắt lá để ngửi, đoán xem đó là rau gì. Ai đoán nhanh và đúng là người thắng cuộc.
-Sau khi kết thúc trò chơi, tôi dặn HS về nhà nên ăn rau thường xuyên vì rau có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên rau được trồng ở ngoài vườn, ngoài ruộng nên dính nhiều đất bụi và còn được bón phân, thuốc trừ sâu… Vì vậy cần phải rửa sạch rau trước khi làm thức ăn.
- Bên cạnh phương pháp trò chơi trên chúng ta cũng còn một vài phương pháp khi dạy môn TN và XH nhằm tạo hứng thú học tập cho HS lớp1.
2.Phương pháp quan sát:
- Có thể nói phương pháp quan sát là 1 phương pháp đặc trưng khi dạy học môn TN và XH. Bằng trực quan HS nhận biết được hình dạng, đặc điểm bên ngoài của một số vấn đề, sự vật, sự việc đang diễn ra quanh mình.Tuy nhiên hướng dẫn HS quan sát một điều
quan trọng ở người giáo viên cần chú ý đó chính là cần phải hướng dẫn các em bắt đầu từ sự quan sát tổng thể rồi mới đi vào quan sát bộ phận chi tiết bên trong, quan sát từ ngoài vào trong…
- Đối với môn TN và XH ở lớp1 thì HS quan sát chủ yếu để nhận biết hình dạng, đặc điểm của cơ thể người, các vật xung quanh, một số cây cối và con vật, hoặc để tự nhận biết được các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên.
- Tuỳ vào tiết học cụ thể mà giáo viên có thể tổ chức các hình thức dạy học khác nhau.
3.Phương pháp hỏi đáp:
- Là phương pháp trong đó việc đối thoại giữa giáo viên và học sinh được tiến hành trên cơ sở hệ thống câu hỏi nhằm tìm ra những kiến thức cần nắm. Nó có tác dụng tốt đối với việc huy động vốn tri thứcvà kinh ngiệm đã có ở HS vào việc tìm tòi kiến thức mới, đồng thời khơi dậy ở học sinh tính tích cực suy nghĩ.
- Đối với môn tự nhiên và xã hội lớp1 phương pháp hỏi đáp cũng là phương pháp giúp cho học sinh có hứng thú trong việc học tập. Thông qua câu hỏi của giáo viên, học sinh suy nghĩ tìm tòi và trả lời cũng đã giúp cho các em bước đầu hình thành tư duy trừu tượng.
-VD: Khi dạy bài “Con cá”. Tôi đưa ra một số câu hỏi gợi ý cho các em trình bày:
+Cá sống ở đâu?
+Hãy nói tên các bộ phận của cá?
+Hãy kể tên các loại cá mà em biết?
+Bạn thích ăn loại cá nào?
4.Phương pháp thảo luận nhóm.
- Đây cũng là phương pháp quan trọng tạo hứng thú học tập của các em. Bởi vì: hoạt động nhóm giúp cho HS tự tin, có nhiều cơ hội khám phá, diễn đạt ý tưởng của mình
cho các bạn trong nhóm. Từ hoạt động nhóm HS có thể hỏi lẫn nhau điều đó giúp cho các em phát triển kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên khi chia nhóm tôi cũng rất chú trọng đến cách chia nhóm. Tôi thường xuyên thay đổi cách chia nhóm. Trong quá trình hoạt động nhóm tôi thường xuyên theo dõi và hỗ trợ các em kịp thời.
- Việc vận dụng các phương pháp này vào trong tiết dạy HS của tôi có hứng thú hơn trong quá trình học môn này. Qua theo dõi hàng tháng tôi thấy trẻ chuyển biến rõ rệt.
III. KẾT LUẬN:
- Để một tiết dạy thành công GV cần đầu tư tốt từ khâu chuẩn bị cho đến việc tổ chức.
-Luôn luôn thay đổi các hình thức và các phương pháp một cách hợp lý và hài hoà. Đặc biệt cần phải lưu ý tới phương pháp trò chơi khi cho các em chơi vì nếu chúng ta tổ chức không thường xuyên và không tốt sẽ dẫn tới học sinh lúng túng khi chơi.
Cần phải nhắc nhở học sinh giữ trật tự khi chơi không làm ảnh hưởng tới lớp bên cạnh. Trong quá trình hoạt động nhóm GV cần chú ý tới khâu tổ chức, cần biết cách chia nhóm, thường xuyên thay đổi một cách ngẫu nhiên hoặc chia nhóm theo sở thích, trình độ. Trong quá trình HS hoạt động nhóm GV luôn theo dõi và hỗ trợ các em kịp thời.
-Thường xuyên sử dụng hình thức và phương pháp để giúp cho các em học tốt hơn, giờ học rất sôi nổi, các em hứng thú và đạt hiệu quả rõ rệt. Mọi hoạt động trong giờ học đều do HS làm chủ, qua đó khích lệ các em học tập, phát triển năng khiếu, năng lực, hạn chế tính ỷ lại nhút nhát nơi học sinh.
-Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy rất mong được đóng góp, xây dựng của anh chị đồng nghiệp để áp dụng vào việc dạy và học tốt hơn.
Đại Sơn ngày 18 tháng 1 năm 2013
Người viết
Nguyễn Thị Bé
và các em học sinh
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ PHONG
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Bé
CHUYÊN ĐỀ
TẠO HỨNG THÚ GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TNXH LỚP 1
I. Lý do chọn đề tài:
- Môn Tự nhiên và xã hội là một trong những môn học góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện, có thể nói môn Tự nhiên và xã hội ở lớp 1 là nền móng để các em học tốt ở các môn có liên quan đến tự nhiên và xã hội ở các lớp cao hơn. Tuy nhiên ở môn học này lại không được sự quan tâm đúng mức của mọi người, nhất là các bậc phụ huynh luôn có suy nghĩ rằng môn Tự nhiên và xã hội là “môn phụ” nên bị xem nhẹ chỉ cần học môn Toán và Tiếng Việt.
- Do vậy, học sinh thường không có hứng thú trong quá trình học môn này. Đặc biệt ở lứa tuổi các em đặc điểm tâm sinh lý các em chưa ổn định, các em thích chơi hơn học, mau quên chóng chán. Do vậy để tạo hứng thú cho các em khi học môn này tôi đã suy nghĩ và đã lựa chọn đề tài: “Tạo hứng thú giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và xã hội ở lớp 1”.
II. Các biện pháp thực hiện:
- Như chúng ta đã biết không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Thành công trong giờ dạy gồm rất nhiều yếu tố cấu thành. Để cho tiết học bớt căng thẳng đồng thời tạo sự thu hút đối với học sinh, giúp các em tự giác, hứng thú với các hoạt động ta nên áp dụng trò chơi học tập vào các tiết học. Thực tiễn cho thấy trò chơi học tập là một phương pháp dạy học tích cực. Vấn đề đặt ra là nên tổ chức chơi như thế nào? Tiến hành áp dụng trò chơi ra sao để mang lại hiệu quả thiết thực. Đó là vấn đề cần quan tâm.
1.Phương pháp trò chơi học tập:
-Trò chơi học tập là một trong những phương pháp dạy học được sử dụng trong môn Tự nhiên và xã hội ở bậc Tiểu học. Đối với học sinh lớp một với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em thì trò chơi học tập là một trong những phương pháp rất quan trọng giúp các em chiếm lĩnh được kiến thức mới.
-Vì vậy, có thể nói rằng trò chơi học tập có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh. Trong các tiết học môn Tự nhiên và xã hội, việc tổ chức cho học sinh chơi vào bất kỳ phần nào của bài học đều rất quan trọng. vì chơi trò chơi làm thay đổi hình thức học tập, làm cho lớp học thoải mái và dễ chịu hơn. Lúc đó quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn làm cho học sinh thấy vui, nhanh nhẹn và cởi mở hơn. Từ đó học sinh tiếp thu tự giác, tích cực hơn và được củng cố hệ thống hóa kiến thức
+ Ví dụ 3: Đối với chủ đề “tự nhiên”, Bài 23: Cây rau.
*Chuẩn bị: Tôi đưa trò chơi vào HĐ3 của bài, chuẩn bị số chiếc khăn sạch, một số cây rau: rau cải, rau ngót, rau muống, rau mồng tơi…
*Cách tiến hành:
- Nêu tên trò chơi: Đố bạn rau gì? Tôi chia lớp thành các nhóm.Yêu cầu mỗi nhóm cử ra một bạn lên chơi đoán xem đó là cây rau gì.
-Tôi cho các em tham gia chơi xếp thành hàng ngang trước lớp. Sau đó tôi đưa cho mỗi em 1 chiếc khăn để bịt mắt và đưa cho mỗi bạn một loại cây rau, yêu cầu các em dùng
tay sờ và có thể ngắt lá để ngửi, đoán xem đó là rau gì. Ai đoán nhanh và đúng là người thắng cuộc.
-Sau khi kết thúc trò chơi, tôi dặn HS về nhà nên ăn rau thường xuyên vì rau có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên rau được trồng ở ngoài vườn, ngoài ruộng nên dính nhiều đất bụi và còn được bón phân, thuốc trừ sâu… Vì vậy cần phải rửa sạch rau trước khi làm thức ăn.
- Bên cạnh phương pháp trò chơi trên chúng ta cũng còn một vài phương pháp khi dạy môn TN và XH nhằm tạo hứng thú học tập cho HS lớp1.
2.Phương pháp quan sát:
- Có thể nói phương pháp quan sát là 1 phương pháp đặc trưng khi dạy học môn TN và XH. Bằng trực quan HS nhận biết được hình dạng, đặc điểm bên ngoài của một số vấn đề, sự vật, sự việc đang diễn ra quanh mình.Tuy nhiên hướng dẫn HS quan sát một điều
quan trọng ở người giáo viên cần chú ý đó chính là cần phải hướng dẫn các em bắt đầu từ sự quan sát tổng thể rồi mới đi vào quan sát bộ phận chi tiết bên trong, quan sát từ ngoài vào trong…
- Đối với môn TN và XH ở lớp1 thì HS quan sát chủ yếu để nhận biết hình dạng, đặc điểm của cơ thể người, các vật xung quanh, một số cây cối và con vật, hoặc để tự nhận biết được các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên.
- Tuỳ vào tiết học cụ thể mà giáo viên có thể tổ chức các hình thức dạy học khác nhau.
3.Phương pháp hỏi đáp:
- Là phương pháp trong đó việc đối thoại giữa giáo viên và học sinh được tiến hành trên cơ sở hệ thống câu hỏi nhằm tìm ra những kiến thức cần nắm. Nó có tác dụng tốt đối với việc huy động vốn tri thứcvà kinh ngiệm đã có ở HS vào việc tìm tòi kiến thức mới, đồng thời khơi dậy ở học sinh tính tích cực suy nghĩ.
- Đối với môn tự nhiên và xã hội lớp1 phương pháp hỏi đáp cũng là phương pháp giúp cho học sinh có hứng thú trong việc học tập. Thông qua câu hỏi của giáo viên, học sinh suy nghĩ tìm tòi và trả lời cũng đã giúp cho các em bước đầu hình thành tư duy trừu tượng.
-VD: Khi dạy bài “Con cá”. Tôi đưa ra một số câu hỏi gợi ý cho các em trình bày:
+Cá sống ở đâu?
+Hãy nói tên các bộ phận của cá?
+Hãy kể tên các loại cá mà em biết?
+Bạn thích ăn loại cá nào?
4.Phương pháp thảo luận nhóm.
- Đây cũng là phương pháp quan trọng tạo hứng thú học tập của các em. Bởi vì: hoạt động nhóm giúp cho HS tự tin, có nhiều cơ hội khám phá, diễn đạt ý tưởng của mình
cho các bạn trong nhóm. Từ hoạt động nhóm HS có thể hỏi lẫn nhau điều đó giúp cho các em phát triển kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên khi chia nhóm tôi cũng rất chú trọng đến cách chia nhóm. Tôi thường xuyên thay đổi cách chia nhóm. Trong quá trình hoạt động nhóm tôi thường xuyên theo dõi và hỗ trợ các em kịp thời.
- Việc vận dụng các phương pháp này vào trong tiết dạy HS của tôi có hứng thú hơn trong quá trình học môn này. Qua theo dõi hàng tháng tôi thấy trẻ chuyển biến rõ rệt.
III. KẾT LUẬN:
- Để một tiết dạy thành công GV cần đầu tư tốt từ khâu chuẩn bị cho đến việc tổ chức.
-Luôn luôn thay đổi các hình thức và các phương pháp một cách hợp lý và hài hoà. Đặc biệt cần phải lưu ý tới phương pháp trò chơi khi cho các em chơi vì nếu chúng ta tổ chức không thường xuyên và không tốt sẽ dẫn tới học sinh lúng túng khi chơi.
Cần phải nhắc nhở học sinh giữ trật tự khi chơi không làm ảnh hưởng tới lớp bên cạnh. Trong quá trình hoạt động nhóm GV cần chú ý tới khâu tổ chức, cần biết cách chia nhóm, thường xuyên thay đổi một cách ngẫu nhiên hoặc chia nhóm theo sở thích, trình độ. Trong quá trình HS hoạt động nhóm GV luôn theo dõi và hỗ trợ các em kịp thời.
-Thường xuyên sử dụng hình thức và phương pháp để giúp cho các em học tốt hơn, giờ học rất sôi nổi, các em hứng thú và đạt hiệu quả rõ rệt. Mọi hoạt động trong giờ học đều do HS làm chủ, qua đó khích lệ các em học tập, phát triển năng khiếu, năng lực, hạn chế tính ỷ lại nhút nhát nơi học sinh.
-Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy rất mong được đóng góp, xây dựng của anh chị đồng nghiệp để áp dụng vào việc dạy và học tốt hơn.
Đại Sơn ngày 18 tháng 1 năm 2013
Người viết
Nguyễn Thị Bé
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Bé
Dung lượng: 82,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)