Chuyên đề: Phụ đạo HSY
Chia sẻ bởi Phạm Thị Hồng Hạnh |
Ngày 04/05/2019 |
56
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề: Phụ đạo HSY thuộc Hình học 8
Nội dung tài liệu:
Chuyên đề
Phụ đạo học sinh yếu
Môn Hình học 8
I - Mục đích: Giúp hsy có kỹ năng tư duy hình học và củng cố các kiến thức cơ bản về các tứ giác đặc biệt.
II - Chuẩn bị:
- GV: Hệ thống bài tập rèn kỹ năng.
- HS: Ôn lại các dấu hiệu nhận biết các tứ giác đặc biệt, các đường đặc biệt.
III - Tiến hành:
1. GV cho HS ôn lại các kiến thức cơ bản có liên quan đến mỗi bài tập, sau đó cho đề bài.
2. HS đọc kỹ đề bài, vẽ hình,
ghi gt,kl.
3. GV hướng dẫn HS tìm hiểu các yếu tố đã cho, các cách chứng minh bài tập cụ thể, lời trình bày mẫu
Bài 1
Cho tam giác ABC, M là trung điểm của BC, D là trung điểm của AB. Trên tia đối của tia DM lấy điểm E sao cho DE = DM.
Chứng minh:
a) Tứ giác ACME là hình bình hành.
b) Tứ giác AMBE là hình bình hành.
Bài 2
Cho tam giác ABC, M là trung điểm của BC, D là trung điểm của AB. Gọi E là điểm đối xứng với M qua D.
Chứng minh:
a) Tứ giác ACME là hình bình hành.
b) Tứ giác AMBE là hình bình hành.
Bài 3
Cho tam giác ABC vuông tại A, trung tuyến AM, D là trung điểm của AB. Gọi E là điểm đối xứng với M qua D.
Chứng minh:
a) Tứ giác ACME là hình thoi.
b) Tứ giác AMBE là hình bình hành.
c) E đối xứng với M qua AB.
Bài 4
Cho tam giác ABC vuông tại A, AM là trung tuyến, D là trung điểm của AB. Gọi E là điểm đối xứng với M qua AB.
Chứng minh:
a) E đối xứng với M qua D.
b) Tứ giác ACME là gì? Vì sao?
c) Tứ giác AMBE là hình gì? Vì sao?
Bài 5
Cho tam giác ABC vuông cân tại A, AM là trung tuyến, D là trung điểm của AB. Gọi E là điểm đối xứng với M qua D.
Chứng minh:
a) Tứ giác ACME là hình vuông.
b) Tứ giác AMBE là hình gì? Vì sao?
c) E đối xứng với M qua AB.
Bài 6
Cho tam giác ABC, đường cao AH, D là trung điểm của AB. Gọi E là điểm đối xứng với H qua D.
Chứng minh:
a) Tứ giác AHBE là hình chữ nhật.
b) Tứ giác ACHE là hình thang.
Bài 7
Cho tứ giác ABCD. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA.
a) Tứ giác MNPQ là hình gì? Vì sao?
b) Nếu AC = BD thì tứ giác MNPQ là hình gì? Vì sao?
c) Hai đường chéo của tứ giác ABCD có thêm điều kiện gì thì tứ giác MNPQ là hình vuông.
Bài 8
Cho hình thang ABCD. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA.
a) Tứ giác MNPQ là hình gì? Vì sao?
b) Nếu hình thang ABCD là hình thang cân thì tứ giác MNPQ là hình gì? Vì sao?
c) Hình thang ABCD có thêm điều kiện gì thì tứ giác MNPQ là hình vuông.
Ta có thể đổi cạnh AB cho AC hoặc đổi tên đỉnh của tam giác, tứ giác để được các bài tập tương tự khác cho HS làm ở nhà.
Trên đây là một số bài tập giúp HSY tập rèn kỹ năng trình bày bài tập hình học - phần tứ giác – Hình học 8 mà tôi chắt lọc ra trong quá trình giảng dạy.Vì thời gian có hạn nên chắc chắn chuyên đề còn có nhiều điều cần bổ sung, rất mong các đ/c trong tổ đóng góp ý kiến cho chuyên đề được hoàn chỉnh hơn nữa.
Chúc các em học tốt hơn.
- Chúc các đ/c Gv mạnh khoẻ,dạy tốt.
Xin trân trọng cảm ơn.
Phụ đạo học sinh yếu
Môn Hình học 8
I - Mục đích: Giúp hsy có kỹ năng tư duy hình học và củng cố các kiến thức cơ bản về các tứ giác đặc biệt.
II - Chuẩn bị:
- GV: Hệ thống bài tập rèn kỹ năng.
- HS: Ôn lại các dấu hiệu nhận biết các tứ giác đặc biệt, các đường đặc biệt.
III - Tiến hành:
1. GV cho HS ôn lại các kiến thức cơ bản có liên quan đến mỗi bài tập, sau đó cho đề bài.
2. HS đọc kỹ đề bài, vẽ hình,
ghi gt,kl.
3. GV hướng dẫn HS tìm hiểu các yếu tố đã cho, các cách chứng minh bài tập cụ thể, lời trình bày mẫu
Bài 1
Cho tam giác ABC, M là trung điểm của BC, D là trung điểm của AB. Trên tia đối của tia DM lấy điểm E sao cho DE = DM.
Chứng minh:
a) Tứ giác ACME là hình bình hành.
b) Tứ giác AMBE là hình bình hành.
Bài 2
Cho tam giác ABC, M là trung điểm của BC, D là trung điểm của AB. Gọi E là điểm đối xứng với M qua D.
Chứng minh:
a) Tứ giác ACME là hình bình hành.
b) Tứ giác AMBE là hình bình hành.
Bài 3
Cho tam giác ABC vuông tại A, trung tuyến AM, D là trung điểm của AB. Gọi E là điểm đối xứng với M qua D.
Chứng minh:
a) Tứ giác ACME là hình thoi.
b) Tứ giác AMBE là hình bình hành.
c) E đối xứng với M qua AB.
Bài 4
Cho tam giác ABC vuông tại A, AM là trung tuyến, D là trung điểm của AB. Gọi E là điểm đối xứng với M qua AB.
Chứng minh:
a) E đối xứng với M qua D.
b) Tứ giác ACME là gì? Vì sao?
c) Tứ giác AMBE là hình gì? Vì sao?
Bài 5
Cho tam giác ABC vuông cân tại A, AM là trung tuyến, D là trung điểm của AB. Gọi E là điểm đối xứng với M qua D.
Chứng minh:
a) Tứ giác ACME là hình vuông.
b) Tứ giác AMBE là hình gì? Vì sao?
c) E đối xứng với M qua AB.
Bài 6
Cho tam giác ABC, đường cao AH, D là trung điểm của AB. Gọi E là điểm đối xứng với H qua D.
Chứng minh:
a) Tứ giác AHBE là hình chữ nhật.
b) Tứ giác ACHE là hình thang.
Bài 7
Cho tứ giác ABCD. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA.
a) Tứ giác MNPQ là hình gì? Vì sao?
b) Nếu AC = BD thì tứ giác MNPQ là hình gì? Vì sao?
c) Hai đường chéo của tứ giác ABCD có thêm điều kiện gì thì tứ giác MNPQ là hình vuông.
Bài 8
Cho hình thang ABCD. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA.
a) Tứ giác MNPQ là hình gì? Vì sao?
b) Nếu hình thang ABCD là hình thang cân thì tứ giác MNPQ là hình gì? Vì sao?
c) Hình thang ABCD có thêm điều kiện gì thì tứ giác MNPQ là hình vuông.
Ta có thể đổi cạnh AB cho AC hoặc đổi tên đỉnh của tam giác, tứ giác để được các bài tập tương tự khác cho HS làm ở nhà.
Trên đây là một số bài tập giúp HSY tập rèn kỹ năng trình bày bài tập hình học - phần tứ giác – Hình học 8 mà tôi chắt lọc ra trong quá trình giảng dạy.Vì thời gian có hạn nên chắc chắn chuyên đề còn có nhiều điều cần bổ sung, rất mong các đ/c trong tổ đóng góp ý kiến cho chuyên đề được hoàn chỉnh hơn nữa.
Chúc các em học tốt hơn.
- Chúc các đ/c Gv mạnh khoẻ,dạy tốt.
Xin trân trọng cảm ơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Hồng Hạnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)