Chuyên đề dạy tích hợp liên môn trong trường thcs
Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Thụ |
Ngày 05/05/2019 |
47
Chia sẻ tài liệu: chuyên đề dạy tích hợp liên môn trong trường thcs thuộc Đại số 9
Nội dung tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ
Vận dụng kiến thức tích hợp liên môn trong dạy học
các bộ môn ở trường THCS
“ Vận dụng kiến thức liên môn trong
dạy học các bộ môn ở trường THCS”
I.Thế nào là dạy học tích hợp liên môn
1,Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống ; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...
2,Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.
II.MỤC ĐÍCH CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN
- Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.
- Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
- Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học.
- Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp.
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa.
Bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống.
- Dạy cho học sinh sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể
Thay vì tham nhồi nhét cho học sinh nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại, dạy học tích hợp chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập.
- Xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học
Trong quá trình học tập, học sinh có thể lần lượt học những môn học khác nhau, những phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng học sinh phải biết đặt các khái niệm đã học trong những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi phải đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp.
- Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn
Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lí những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo.
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN
- Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần,( Phần nội dung bài học, phần bài tập hay là tổng kết toàn bài...) Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho lô gic và hài hòa....từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh.
- Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp để dạy học tích hợp như sau:
+ Dạy học theo dự án.
+ Phương pháp trực quan.
+ Phương pháp thực địa.
+ Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp kỹ thuật khăn trải bàn …
Trong các phương pháp trên, chúng ta thường sử dụng phương pháp thứ tư đó là: Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn là “tình huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”.
IV. Thực trạng của dạy học tích hợp liên môn
1. Khó khăn:
- Đối với giáo viên:
+ Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác.
+ Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, (SGK) hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung của phương pháp dạy tích hợp liên môn cũng yêu cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.
+ Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin ,truyền thông) phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế
- Đối với học sinh:
+ Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn đầu này, đặc biệt là thế hệ HS hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.
+ Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc quy định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ huynh kém mặn mà (coi nhẹ) với các môn không thi, ít thi (môn phụ).
2. Thuận lợi:
- Đối với giáo viên:
+Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên chúng ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi .
+ Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
+ Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án + Môi trường " Trường học kết nối rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy tích hợp, liên môn.
+ Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
+ Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường là cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn.
V.CÁC YÊU CẦU CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN
Trong quá trình học tập ở nhà trường, các em sẽ được học các môn học bao gồm các môn thuộc khoa học tự nhiên và các môn thuộc khoa học xã hội. Các em sẽ tự rút ra được kiến thức giữa các bộ môn trong cùng nhóm có quan hệ với nhau và bổ trợ lẫn nhau.
- Giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cũng có quan hệ gắn bó với nhau.
- Đặc biệt là ta có thể giải thích một số câu tục ngữ, thành ngữ bằng những kiến thức khoa học, cụ thể mà các em đã được học như vậy sẽ làm cho học sinh cảm thấy yêu thích và hứng thú hơn rất nhiều khi học bộ môn
Ví dụ: trong văn học, khi giải thích câu thành ngữ: "Nước chảy đá mòn", giáo viên có thể liên hệ với vấn đề này ở phần "muối các bon nát". Như chúng ta đã biết: Thành phần chủ yếu của đá là CaCO3 (Canxi cacbonat). Khi gặp nước mưa và khí CO2 (Cacbonic) trong không khí, CaCO3 sẽ chuyển hoá thành Ca(HCO3)2 (muối Canxihidrocacbonat là muối tan). Theo Phương trình hóa học sau:
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Tức là: Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian nước đã làm cho đá bị bào mòn dần. Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá có dòng nước chảy qua. Do hiện tượng xảy ra chậm nên phải thật sự chú ý chúng ta mới nhận ra điều này. Hiểu được điều này giúp học sinh biết được dụng ý khoa học của câu tục ngữ có từ xa xưa và làm cho hóa học trở nên rất gần gũi hơn trong cuộc sống đời thường.
- Khi giải thích câu thành ngữ :”Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem họ”. Giáo viên có thể liên hệ vấn đề này ở phần kiến thức di truyền học ở chương trình sinh học để giải thích một cách có cơ sở khoa học cho các em.
Ví dụ: Khi dạy về chiến dịch Điện Biên Phủ, để học sinh hiểu rõ thời gian diễn ra chiến dịch và hiểu thêm về những gian khổ, hy sinh mà quân đội và nhân dân ta đã trải qua, giáo viên chỉ cần đưa một số câu thơ minh họa sau: Từ ngày 13/3/1954 ta bắt đầu tấn công Điện Biên Phủ:
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi,
ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt.
Máu trộn bùn non
gan không núng
chí không mòn! ( Tố Hữu),
Cho đến trưa ngày 7/5/1954, ta đã giành thắng lợi vẻ vang:
“Cờ quyết chiến quyết thắng
Tung bay trên nóc hầm
Chiều mồng bảy tháng năm
Một chiều hè lịch sử”
( Bài thơ: Một chiều hè lịch sử - SGK lớp 1 những năm chưa cải cách).
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!”…
(Trích trong bài thơ: Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu).
Giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cũng có quan hệ gắn bó với nhau, như môn Vật Lí bằng phương pháp phóng xạ cacbon đã giúp xác định niên đại các di vật cổ xưa. Hóa Học, sinh học, toán học còn giúp cho môn ngữ văn giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các văn bản nhật dụng. Ví dụ như: Khi giảng bài “ Ôn dịch thuốc lá”, giáo viên có thể dùng kiến thức hóa học để làm rõ các chất có trong thuốc lá; kiến thức môn sinh để thấy chất độc có trong thuốc lá có hại cho sức khỏe con người như thế nào? Các phép tính còn giúp cho các em thấy được hút thuốc lá không những có hại cho sức khỏe mà còn tiêu tốn tiền bạc; Môn GDCD giúp các em hiểu được tác hại từ hút thuốc lá dẫn đến hủy hoại về đạo đức, nhân cách…
- Hay dạy học liên môn giữa môn lịch sử với môn Mỹ thuật. Đây là một phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học Lịch Sử, giúp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt áp dụng vào giảng các bài tìm hiểu về văn hóa xã hội các thời kỳ lịch sử. Ví dụ như bài “Phong trào văn hóa phục hưng” Giáo viên có thể đưa ra những tranh, ảnh thể hiện hiện nội dung của phong trào văn hóa Phục Hưng, sau đó sẽ giải thích về những nội dung được thể hiện trong tranh. Cuối cùng, đặt một số câu hỏi giúp học sinh nhận thức vấn đề và rút ra kết luận cần thiết.
- Hoặc chúng ta có thể liên hệ các khái niệm vật lí liên quan đến môi trường như: tiết kiệm, hiệu suất, năng lượng, phân loại năng lượng, phân loại nguồn gốc năng lượng, năng lượng tái sinh và không tái sinh. Liên hệ kiến thức vật lí liên quan đến các yếu tố tác động đến sự suy thoái và ô nhiễm môi trường: Liên hệ kiến thức vật lí đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu : hiệu ứng nhà kính, hiện tượng băng tan… Liên hệ các kiến thức vật lí đến các hành động bảo vệ môi trường như : các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn (trong phần sóng âm), các biện pháp tiết kiệm năng lượng, các biện pháp chống thất thoát nhiệt lượng, năng lượng; các biện pháp tiết kiệm vật dụng, tăng hiệu suất và tuổi thọ của các thiết bị.
- Trong quá trình học tập ở nhà trường, các em sẽ được học các môn học bao gồm các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khoa học tự nhiên gồm các môn: Toán, Lí, Hóa, Sinh, Địa…, và khoa học xã hội gồm: Văn, Sử GDCD, Mỹ thuật… Giữa các bộ môn trong nhóm có quan hệ với nhau.
- Ví như giữa Văn Học và Lịch Sử có liên hệ, kiến thức môn này sẽ hỗ trợ cho môn kia, văn học sẽ cung cấp cho ta những tư liệu lịch sử mà nhờ đó học sinh có thể nhận thức một cách rõ ràng, như khi học tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, học sinh sẽ hiểu về những thuế, những sưu mà nhân dân phải gánh chịu, hiểu được những chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp, đặc biệt hiểu và thông cảm sâu sắc cho tình cảnh người nông dân Việt Nam, làm việc cực nhọc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng vẫn không đủ sống, mà tôi nghĩ là bằng ngôn từ của mình giáo viên khó có thể khắc họa hết những tủi nhục, những đắng cay mà người dân phải gánh chịu trong thời kỳ Pháp thuộc. Và cũng khó tìm thấy một ngôn từ nào để diễn tả cho hết sức mạnh như vũ bão của quân ta trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược hơn những lời thơ của Nguyễn Trãi:
Đánh một trận sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông
Cơn gió to trút sạch lá khô
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ
( Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi)
- Nguợc lại, Lịch sử cũng góp phần giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về Văn học, như phải hiểu hoàn cảnh tác phẩm đó ra đời như thế nào mới hiểu hết được dụng ý nghệ thuật cũng như nội dung sâu sa mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì. Hay như giữa môn Địa Lí và lịch sử chẳng hạn, điều kiện tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lịch sử các nước, hiểu được vị trí địa lí, ta sẽ giải thích được vì sao quân dân ta lại ba lần đánh thắng quân xâm lược trên sông Bạch Đằng.
hết
Vận dụng kiến thức tích hợp liên môn trong dạy học
các bộ môn ở trường THCS
“ Vận dụng kiến thức liên môn trong
dạy học các bộ môn ở trường THCS”
I.Thế nào là dạy học tích hợp liên môn
1,Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống ; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...
2,Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.
II.MỤC ĐÍCH CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN
- Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.
- Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
- Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học.
- Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp.
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa.
Bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống.
- Dạy cho học sinh sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể
Thay vì tham nhồi nhét cho học sinh nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại, dạy học tích hợp chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập.
- Xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học
Trong quá trình học tập, học sinh có thể lần lượt học những môn học khác nhau, những phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng học sinh phải biết đặt các khái niệm đã học trong những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi phải đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp.
- Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn
Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lí những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo.
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN
- Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần,( Phần nội dung bài học, phần bài tập hay là tổng kết toàn bài...) Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho lô gic và hài hòa....từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh.
- Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp để dạy học tích hợp như sau:
+ Dạy học theo dự án.
+ Phương pháp trực quan.
+ Phương pháp thực địa.
+ Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp kỹ thuật khăn trải bàn …
Trong các phương pháp trên, chúng ta thường sử dụng phương pháp thứ tư đó là: Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn là “tình huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”.
IV. Thực trạng của dạy học tích hợp liên môn
1. Khó khăn:
- Đối với giáo viên:
+ Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác.
+ Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, (SGK) hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung của phương pháp dạy tích hợp liên môn cũng yêu cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.
+ Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin ,truyền thông) phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế
- Đối với học sinh:
+ Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn đầu này, đặc biệt là thế hệ HS hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.
+ Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc quy định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ huynh kém mặn mà (coi nhẹ) với các môn không thi, ít thi (môn phụ).
2. Thuận lợi:
- Đối với giáo viên:
+Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên chúng ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi .
+ Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
+ Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án + Môi trường " Trường học kết nối rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy tích hợp, liên môn.
+ Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
+ Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường là cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn.
V.CÁC YÊU CẦU CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN
Trong quá trình học tập ở nhà trường, các em sẽ được học các môn học bao gồm các môn thuộc khoa học tự nhiên và các môn thuộc khoa học xã hội. Các em sẽ tự rút ra được kiến thức giữa các bộ môn trong cùng nhóm có quan hệ với nhau và bổ trợ lẫn nhau.
- Giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cũng có quan hệ gắn bó với nhau.
- Đặc biệt là ta có thể giải thích một số câu tục ngữ, thành ngữ bằng những kiến thức khoa học, cụ thể mà các em đã được học như vậy sẽ làm cho học sinh cảm thấy yêu thích và hứng thú hơn rất nhiều khi học bộ môn
Ví dụ: trong văn học, khi giải thích câu thành ngữ: "Nước chảy đá mòn", giáo viên có thể liên hệ với vấn đề này ở phần "muối các bon nát". Như chúng ta đã biết: Thành phần chủ yếu của đá là CaCO3 (Canxi cacbonat). Khi gặp nước mưa và khí CO2 (Cacbonic) trong không khí, CaCO3 sẽ chuyển hoá thành Ca(HCO3)2 (muối Canxihidrocacbonat là muối tan). Theo Phương trình hóa học sau:
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Tức là: Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian nước đã làm cho đá bị bào mòn dần. Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá có dòng nước chảy qua. Do hiện tượng xảy ra chậm nên phải thật sự chú ý chúng ta mới nhận ra điều này. Hiểu được điều này giúp học sinh biết được dụng ý khoa học của câu tục ngữ có từ xa xưa và làm cho hóa học trở nên rất gần gũi hơn trong cuộc sống đời thường.
- Khi giải thích câu thành ngữ :”Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem họ”. Giáo viên có thể liên hệ vấn đề này ở phần kiến thức di truyền học ở chương trình sinh học để giải thích một cách có cơ sở khoa học cho các em.
Ví dụ: Khi dạy về chiến dịch Điện Biên Phủ, để học sinh hiểu rõ thời gian diễn ra chiến dịch và hiểu thêm về những gian khổ, hy sinh mà quân đội và nhân dân ta đã trải qua, giáo viên chỉ cần đưa một số câu thơ minh họa sau: Từ ngày 13/3/1954 ta bắt đầu tấn công Điện Biên Phủ:
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi,
ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt.
Máu trộn bùn non
gan không núng
chí không mòn! ( Tố Hữu),
Cho đến trưa ngày 7/5/1954, ta đã giành thắng lợi vẻ vang:
“Cờ quyết chiến quyết thắng
Tung bay trên nóc hầm
Chiều mồng bảy tháng năm
Một chiều hè lịch sử”
( Bài thơ: Một chiều hè lịch sử - SGK lớp 1 những năm chưa cải cách).
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!”…
(Trích trong bài thơ: Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu).
Giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cũng có quan hệ gắn bó với nhau, như môn Vật Lí bằng phương pháp phóng xạ cacbon đã giúp xác định niên đại các di vật cổ xưa. Hóa Học, sinh học, toán học còn giúp cho môn ngữ văn giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các văn bản nhật dụng. Ví dụ như: Khi giảng bài “ Ôn dịch thuốc lá”, giáo viên có thể dùng kiến thức hóa học để làm rõ các chất có trong thuốc lá; kiến thức môn sinh để thấy chất độc có trong thuốc lá có hại cho sức khỏe con người như thế nào? Các phép tính còn giúp cho các em thấy được hút thuốc lá không những có hại cho sức khỏe mà còn tiêu tốn tiền bạc; Môn GDCD giúp các em hiểu được tác hại từ hút thuốc lá dẫn đến hủy hoại về đạo đức, nhân cách…
- Hay dạy học liên môn giữa môn lịch sử với môn Mỹ thuật. Đây là một phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học Lịch Sử, giúp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt áp dụng vào giảng các bài tìm hiểu về văn hóa xã hội các thời kỳ lịch sử. Ví dụ như bài “Phong trào văn hóa phục hưng” Giáo viên có thể đưa ra những tranh, ảnh thể hiện hiện nội dung của phong trào văn hóa Phục Hưng, sau đó sẽ giải thích về những nội dung được thể hiện trong tranh. Cuối cùng, đặt một số câu hỏi giúp học sinh nhận thức vấn đề và rút ra kết luận cần thiết.
- Hoặc chúng ta có thể liên hệ các khái niệm vật lí liên quan đến môi trường như: tiết kiệm, hiệu suất, năng lượng, phân loại năng lượng, phân loại nguồn gốc năng lượng, năng lượng tái sinh và không tái sinh. Liên hệ kiến thức vật lí liên quan đến các yếu tố tác động đến sự suy thoái và ô nhiễm môi trường: Liên hệ kiến thức vật lí đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu : hiệu ứng nhà kính, hiện tượng băng tan… Liên hệ các kiến thức vật lí đến các hành động bảo vệ môi trường như : các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn (trong phần sóng âm), các biện pháp tiết kiệm năng lượng, các biện pháp chống thất thoát nhiệt lượng, năng lượng; các biện pháp tiết kiệm vật dụng, tăng hiệu suất và tuổi thọ của các thiết bị.
- Trong quá trình học tập ở nhà trường, các em sẽ được học các môn học bao gồm các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khoa học tự nhiên gồm các môn: Toán, Lí, Hóa, Sinh, Địa…, và khoa học xã hội gồm: Văn, Sử GDCD, Mỹ thuật… Giữa các bộ môn trong nhóm có quan hệ với nhau.
- Ví như giữa Văn Học và Lịch Sử có liên hệ, kiến thức môn này sẽ hỗ trợ cho môn kia, văn học sẽ cung cấp cho ta những tư liệu lịch sử mà nhờ đó học sinh có thể nhận thức một cách rõ ràng, như khi học tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, học sinh sẽ hiểu về những thuế, những sưu mà nhân dân phải gánh chịu, hiểu được những chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp, đặc biệt hiểu và thông cảm sâu sắc cho tình cảnh người nông dân Việt Nam, làm việc cực nhọc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng vẫn không đủ sống, mà tôi nghĩ là bằng ngôn từ của mình giáo viên khó có thể khắc họa hết những tủi nhục, những đắng cay mà người dân phải gánh chịu trong thời kỳ Pháp thuộc. Và cũng khó tìm thấy một ngôn từ nào để diễn tả cho hết sức mạnh như vũ bão của quân ta trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược hơn những lời thơ của Nguyễn Trãi:
Đánh một trận sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông
Cơn gió to trút sạch lá khô
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ
( Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi)
- Nguợc lại, Lịch sử cũng góp phần giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về Văn học, như phải hiểu hoàn cảnh tác phẩm đó ra đời như thế nào mới hiểu hết được dụng ý nghệ thuật cũng như nội dung sâu sa mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì. Hay như giữa môn Địa Lí và lịch sử chẳng hạn, điều kiện tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lịch sử các nước, hiểu được vị trí địa lí, ta sẽ giải thích được vì sao quân dân ta lại ba lần đánh thắng quân xâm lược trên sông Bạch Đằng.
hết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Thụ
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)