Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏ toán 9
Chia sẻ bởi Đặng Thúc Bình |
Ngày 13/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏ toán 9 thuộc Đại số 9
Nội dung tài liệu:
Đổi mới phương pháp dạy học toán theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh
A. Một vài nét về lý luận dạy học
1.Tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh
Xã hội phát triển và sự đổi mới đất nước đòi hỏi phải nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đào tạo những con người lao động đảm bảo mục tiêu hiện đại hoá đất nước.
+ Theo Kharlamop.I.F. “Học tập là một quá trình nhận thức tích cực”
Theo từ điển Tiếng Việt: Tích cực là một trạng thái tinh thần có tác dụng khẳng định và thúc đẩy sự phát triển . Trong hoạt động học tập nó diễn ra ở nhiều phương diện khác nhau: Tri giác tài liệu, thông hiểu tài liệu, ghi nhớ, luyện tập, vận dụng, khái quát... và được thể hiện ở nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Động cơ học tập là nguồn tạo ra tính tích cực trong hoạt động học và khi đã hình thành lại có giá trị như một động cơ thúc giục hoạt động, là thuộc tính của nhân cách, còn tính tích cực lại là một trạng thái tinh thần làm nền cho hoạt động diễn ra có hiệu quả và có thuộc tính thiên về cảm xúc .
G.I. Sukina đã chia tính tích cực ra làm ba cấp độ
1. Tính tích cực bắt chước, tái hiện: xuất hiện do tác động kích thích bên ngoài. Trong trường hợp này người học thao tác trên đối tượng, bắt chước theo mẫu hoặc mô hình của GV, nhằm chuyển đối tượng từ ngoài vào trong theo cơ chế “hoạt động bên ngoài bên trong có cùng cấu trúc”. Nhờ đó, kinh nghiệm hoạt động được tích luỹ thông qua kinh nghiệm người khác.
2. Tính tích cực tìm tòi: đi liền với quá trình hình thành khái niệm. Giải quyết các tình huống nhận thức, tìm ra các phương thức hành động trên cơ sở có tính tự giác, có sự tham gia của động cơ, nhu cầu, hứng thú và ý chí của HS. Loại này xuất hiện không chỉ do yêu cầu của GV mà còn hoàn toàn tự phát trong quá trình nhận thức. Nó tồn tại không chỉ ở dạng trạng thái, cảm xúc mà còn ở dạng thuộc tính bền vững của hoạt động. ở mức độ này tính độc lập cao hơn mức trên, cho phép HS tiếp nhận nhiệm vụ và tự mình tìm ra phương tiện thực hiện.
3. Tính tích cực sáng tạo: thể hiện khi chủ thể nhận thức tự tìm tòi kiến thức mới, tự tìm kiếm ra phương thức hành động riêng và trở thành phẩm chất bền vững của cá nhân. Đây là mức độ biểu hiện tính tích cực nhận thức cao nhất .
Như vậy nói về tính tích cực nhận thức, người ta thường đánh giá về mức độ nhận thức của người học trong quá trình thực hiện mục đích dạy học.
Kharlamop I.F. viết: “Tính tích cực trong hoạt động nhận thức là trạng thái hoạt động của HS, được đặc trưng bởi khát vọng học tập, sự cố gắng trí tuệ với nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức cho chính mình”.
+ Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh: Tối đa hoá sự tham gia hoạt động của người học với định hướng chỉ đạo là tự nhận thức, tự phát triển, tự thực
A. Một vài nét về lý luận dạy học
1.Tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh
Xã hội phát triển và sự đổi mới đất nước đòi hỏi phải nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đào tạo những con người lao động đảm bảo mục tiêu hiện đại hoá đất nước.
+ Theo Kharlamop.I.F. “Học tập là một quá trình nhận thức tích cực”
Theo từ điển Tiếng Việt: Tích cực là một trạng thái tinh thần có tác dụng khẳng định và thúc đẩy sự phát triển . Trong hoạt động học tập nó diễn ra ở nhiều phương diện khác nhau: Tri giác tài liệu, thông hiểu tài liệu, ghi nhớ, luyện tập, vận dụng, khái quát... và được thể hiện ở nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Động cơ học tập là nguồn tạo ra tính tích cực trong hoạt động học và khi đã hình thành lại có giá trị như một động cơ thúc giục hoạt động, là thuộc tính của nhân cách, còn tính tích cực lại là một trạng thái tinh thần làm nền cho hoạt động diễn ra có hiệu quả và có thuộc tính thiên về cảm xúc .
G.I. Sukina đã chia tính tích cực ra làm ba cấp độ
1. Tính tích cực bắt chước, tái hiện: xuất hiện do tác động kích thích bên ngoài. Trong trường hợp này người học thao tác trên đối tượng, bắt chước theo mẫu hoặc mô hình của GV, nhằm chuyển đối tượng từ ngoài vào trong theo cơ chế “hoạt động bên ngoài bên trong có cùng cấu trúc”. Nhờ đó, kinh nghiệm hoạt động được tích luỹ thông qua kinh nghiệm người khác.
2. Tính tích cực tìm tòi: đi liền với quá trình hình thành khái niệm. Giải quyết các tình huống nhận thức, tìm ra các phương thức hành động trên cơ sở có tính tự giác, có sự tham gia của động cơ, nhu cầu, hứng thú và ý chí của HS. Loại này xuất hiện không chỉ do yêu cầu của GV mà còn hoàn toàn tự phát trong quá trình nhận thức. Nó tồn tại không chỉ ở dạng trạng thái, cảm xúc mà còn ở dạng thuộc tính bền vững của hoạt động. ở mức độ này tính độc lập cao hơn mức trên, cho phép HS tiếp nhận nhiệm vụ và tự mình tìm ra phương tiện thực hiện.
3. Tính tích cực sáng tạo: thể hiện khi chủ thể nhận thức tự tìm tòi kiến thức mới, tự tìm kiếm ra phương thức hành động riêng và trở thành phẩm chất bền vững của cá nhân. Đây là mức độ biểu hiện tính tích cực nhận thức cao nhất .
Như vậy nói về tính tích cực nhận thức, người ta thường đánh giá về mức độ nhận thức của người học trong quá trình thực hiện mục đích dạy học.
Kharlamop I.F. viết: “Tính tích cực trong hoạt động nhận thức là trạng thái hoạt động của HS, được đặc trưng bởi khát vọng học tập, sự cố gắng trí tuệ với nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức cho chính mình”.
+ Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh: Tối đa hoá sự tham gia hoạt động của người học với định hướng chỉ đạo là tự nhận thức, tự phát triển, tự thực
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Thúc Bình
Dung lượng: 2,17MB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)