Chuyên đề Âm nhạc

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Lý | Ngày 05/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề Âm nhạc thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:


CHUYÊN ĐỀ
MÔN: GIÁO DỤC ÂM NHẠC

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
HÌNH THỨC : RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

NDTT: Vận động múa bài “Múa cho mẹ xem” Nhạc và lời Xuân Giao
NDKH: Nghe: “Cho con” Nhạc Phạm Trọng Cầu, Thơ Tuấn Dũng
Trò chơi âm nhạc “Giọng hát to - Giọng hát nhỏ”


Đối tượng:Lớp mẫu giáo
Thời gian: 30– 35 phút
Người soạn: Đỗ Thị Lan
Ngày soạn: 26/10/2010
Ngày dạy: 30/10/2010



I, Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức
- Trẻ vận động nhịp nhàng theo bài hát, biết phối hợp uyển chuyển các động tác
- Làm quen giai điệu bài hát “Cho con”, bộc lộ cảm xúc khi nghe cô hát
- Biết chơi trò chơi âm nhạc, biết hát to nhỏ theo hiệu lệnh của cô

2. Kỹ năng
- Rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn
- Phát triển cảm xúc nghe bên trong của trẻ
- Củng cố một số bài đã học trong chủ đề
- Chú ý nghe co hát, cảm nhận được giai điệu và lời ca nhẹ nhàng, tình cảm

3. Thái độ
- Giáo dục trẻ yêu quý cha, mẹ biết được công lao nuôi dưỡng lớn như trời biển của bố, mẹ
- Giáo dục trẻ tình cảm yêu thương, kính trọng, lễ phép với những người thân trong gia đình
- Có hứng thú nghe hát, hào hứng tham gia trò chơi

II, Chuẩn bị

- Tranh minh hoạ truyện “Ba cô gái”
- Nơ (Nếu có)
- Bài hát nghe
- Một số bài hát trong chủ đề gia đình
- Tích hợp truyện “Ba cô gái” ,bài thơ “Mẹ của em”

III, Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

* Gây hứng thú
- Cô kể câu chuyện “Ba cô gái” bằng tranh minh hoạ
? Câu chuyện kể về ai?
? Trong 3 cô gái cô nào là người con hiếu thảo? Vì sao ?
=> Cô khái quát: Cha, mẹ là người sinh ra chúng ta, chăm lo chúng ta từ miếng ăn, giấc ngủ. Công ơn sinh thành đó sánh như trời, biển .Đạo làm con phải biết thương yêu kính trọng và hiếu thảo với cha, mẹ
? Vậy các con có yêu thương bố, mẹ của mình không?
? Khi bố, mẹ ốm thì các con phải làm gì?
* Dạy múa
- Cô đưa tranh vẽ
? Tranh vẽ gì? Trong tranh bạn nhỏ đang làm gì?
? Các con có thuộc bài hát nào có nội dung giống như bức tranh này không?
- Cô bắt nhịp cho cả lóp hát
? Các con vừa hát bài gì? Bài hát do ai sáng tác?
- Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn vừa đi, vừa hát
(2 lần)
- Cô cho trẻ về chỗ ngồi
- Cô múa mẫu lần 1
- Cô múa lần 2 và phân tích động tác
+ Câu 1: “Hai……….mẹ xem”
Hai bàn tay đưa ra phía trước, lật bàn tay rồi từ từ tay phải đưa lên cao, tay trái đưa thấp, cuộn cổ tay một cái rồi đưa lên theo nhịp bài hát
+ Câu 2: “Hai……..xinh xinh”
Hai bàn tay đưa ra phía trước, lật bàn tay rồi giang sang 2 bên, vẫy nhẹ theo nhịp bài hát
+ Câu 3 “Khi em…….bay múa”
Tay phải từ từ giơ cao uốn cong trên đầu vào tiếng “lên”. Tiếp theo tay trái từ từ giơ cao uốn cong trên đầu vào tiếng “múa”
+ Câu 4 “Khi………….cành hồng”
Hai tay từ từ đưa xuống bắt chéo nhau vào tiếng “xuống”. Tay phải từ từ uốn cong trên đầu, tay trái đưa sang ngang kết hợp nhún chân
- Cô mời 1 vài trẻ lên múa cùng cô
- Cô cho cả lớp đứng thành hình chũ U để trẻ nhìn thấy cô và cô bao quát được trẻ múa (2, 3 lần)
+ Cô cho từng tổ luân phiên nhau múa
+ Nhóm bạn nam hát, nhóm bạn nữ múa
+ Nhóm 2, 3 bạn múa
+ Cá nhân múa
- Cô bao quát trẻ múa, sửa sai
* Nghe hát
? Khi các con đi chơi xa thì các con nhớ những ai ?
? Vì sao con lại nhớ?
=> Cô khái quát lại: Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em…là những người thân yêu trong gia đình của mình. Mọi người trong gia đình luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc chúng ta nên khi đi xa chúng ta rất nhớ. Tổ ấm gia đình không có gì sánh được ở đó
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Lý
Dung lượng: 61,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)