Chuyên đề
Chia sẻ bởi Lâm Hoàng Tân |
Ngày 14/10/2018 |
59
Chia sẻ tài liệu: chuyên đề thuộc Đạo đức 5
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG TH THẠNH PHÚ 4
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN MỸ XUYÊN
Đạo
Đức
Giáo viên : Lâm Hoàng Tân
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ
CHUYÊN ĐỀ: CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HẠNH KIỂM HỌC SINH THÔNG QUA MÔN ĐẠO ĐỨC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
1. Đặt vấn đề
Trong công tác giáo dục, nhà trường phổ thông giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh nhằm xây dựng và phát triển những con người làm chủ tương lai của đất nước. Muốn làm được việc đó, đòi hỏi nhà trường phải thực hiện bằng được mục tiêu giáo dục toàn diện
Trong đó giáo dục đạo đức là một trong những hoạt động giáo dục cơ bản của nhà trường. Giáo dục đạo đức là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh, nhằm làm cho nhân cách của mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp cho học sinh có được nhận thức,
ý thức tình cảm đạo đức; có những thói quen, hành vi ứng xử đúng mức trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân đối với mọi người xung quanh và của cá nhân đối với chính mình.
Vì vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học giữ vị trí đặc biệt quan trọng vì bậc tiểu học là bậc học nền tảng. Sự phát triển nhân cách của học sinh được bắt nguồn từ các nề nếp, thói quen, các cử chỉ hành vi đều được xây dựng từ đây.
- Có nhiều phương cách giáo dục đạo đức cho trẻ ở tiểu học nhưng có lẽ trường tiểu học là nơi có thể làm tốt công tác giáo dục đạo đức. Trẻ ở lứa tuổi tiểu học dễ dàng học được điều tốt và cũng dễ dàng nhiễm điều xấu. Nếu ngay từ bậc học này không có sự đầu tư quan tâm giáo dục đạo đức thì rất khó cho việc hình thành nhân cách tốt sau này.
Chính vì thế môn học đạo đức trong nhà trường tiểu học có nhiệm vụ cung cấp những tri thức cơ bản ban đầu về phẩm chất đạo đức con người và rèn luyện những hành vi ứng xử theo các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Nội dung của môn đạo đức trong nhà trường tiểu học được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. Từ đó thông qua việc giảng dạy môn đạo đức ở bậc tiểu học tôi xin báo cáo chuyên đề: Các biện pháp giáo dục hạnh kiểm cho học sinh thông qua môn Đạo đức ở tiểu học.
Qua thực tế công tác ở vai trò là tổng phụ trách Đội và giảng dạy bộ môn đạo đức ở trường Tiểu học Thạnh Phú 4 Tôi tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa ngoan thuộc 3 nhóm đối tượng sau:
* Nhóm 1: Đối tượng học sinh thiếu ý thức rèn luyện hạnh kiểm do thiếu sự quan tâm chỉ dạy của gia đình:
Ví dụ điển hình: Em Hà Quang Đạt, Trần Minh Phòng, Trương Quốc Khởi ( lớp 5a2), Nguyễn Văn An (lớp 5a1).
* Nhóm 2: Đối tượng học sinh thiếu ý thức rèn luyện hạnh kiểm do sự quan tâm giáo dục của gia đình không đúng
Ví dụ điển hình: Nguyễn Thanh Hậu (lớp 5a2)
* Nhóm 3: Đối tượng học sinh thiếu ý thức về rèn luyện hạnh kiểm do cha mẹ là người có hiểu biết thấp.
Ví dụ điển hình: Huỳnh Thiện Khiêm, Đoàn Dự (4a)
* Việc học sinh chưa ngoan, chưa lễ phép, bỏ học thuộc ba nhóm trên sẽ gây ra nhiều tác hại như:
- Đối với xã hội: Làm xã hội chậm phát triển, mất trật tự xã hội là gánh nặng của xã hội.
- Đối với gia đình: Những học sinh này là mối lo ngại lớn, ảnh hưởng đến các thành viên còn lại trong gia đình. Nói chung những em này luôn mang đến cho gia đình nhiều phiền toái. Dẫn đến tương lai của các em mù mịt.
- Đối với nhà trường: Gây trở ngại lớn đến nề nếp, chất lượng, nội qui của lớp. Làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp, thậm chí còn để lại tai tiếng cho trường, cho giáo viên chủ nhiệm.
- Đối với tập thể bạn bè: Các em này thường lôi kéo bạn bè tiêm nhiễm những thói hư tật xấu của mình, gây ảnh hưởng xấu đến gia đình, nhà trường và xã hội.
- Đối với giáo viên: Luôn phải bận tâm với những phần tử hư hỏng này, phải luôn tìm ra biện pháp phù hợp để hướng thiện cho các em, nó còn gây ảnh hưởng đến việc đánh giá xếp loại thi đua của giáo viên.
- Đối với bản thân: Các em này sẽ bị ảnh hưởng lớn đến việc học tập, sự tiến thân của các em sau này.
2. Giải quyết vấn đề:
Từ những nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa ngoan nói trên trong quá trinh giảng dạy môn đạo đức tôi đã vận dụng để giáo dục các em như sau:
* Đối tượng học sinh thiếu ý thức rèn luyện hạnh kiểm do thiếu sự quan tâm chỉ dạy của gia đình:
- Những học sinh này thường xuất thân từ con nhà nghèo , bố mẹ lao động vất vả, gia đình đông anh em, cơ sở vật chất cũng như tinh thần bị thiếu thốn, cha mẹ chỉ đáp ứng cho con ăn no, không có thời gian giáo dục, chăm sóc chu đáo cho con. Những em thuộc hoàn cảnh trên thường ở nhà phụ giúp gia đình không có thời gian học hành, vui chơi dẫn đến học yếu, lười học.
Ví dụ như: Các Em Hà Quang Đạt, Trần Minh Phòng, Trương Quốc Khởi ( lớp 5ª2), Nguyễn Văn An (lớp 5a1).
- Thông qua môn đạo đức lớp 5 (bài tình bạn) giáo viên phải động viên, khuyên răn, nhắc nhở đưa ra những tấm gương tốt cùng hoàn cảnh
để các em học tập trong suốt quá rình tìm hiểu và giáo dục,tránh tình trạng coi thường và mặc xác học sinh mà phải luôn coi trọng
các em , hi vọng các em phải trở thành người tốt
- Giáo viên phải nhanh chóng tiếp xúc , gặp gỡ cha mẹ các em và trao đổi với họ về những chỗ hổng cần thiết để họ hiểu và có biện pháp khắc phục , động viên phụ huynh quan tâm đến việc giáo dục con cái mình bằng nhiều hình thức khác nhau .
- Ở trường, giáo viên phải động viên, khuyên răn, nhắc nhở đưa ra những tấm gương tốt cùng hoàn cảnh để các em học tập trong suốt quá trình tìm hiểu và giáo dục, tránh tình trạng coi thường và mặc xác học sinh mà phải luôn coi
trọng các em, hi vọng các em phải trở thành người tốt.
* Đối tượng học sinh thiếu ý thức rèn luyện hạnh kiểm do sự quan tâm giáo dục của gia đình không đúng:
- Cha mẹ quá thương con, nuông chiều con hết mực, con muốn gì, cha mẹ đáp ứng ngay. Những em này xuất thân từ những gia đình giàu có , con đòi hỏi gì cũng cho mà quên đi việc giáo dục, để ý xem con mình là người như thế nào.
Ví dụ như: Em Nguyễn Thanh Hậu (lớp 5a2).
- Nếu là đối tượng học sinh rơi vào những trường hợp này tôi thông qua bài tiết kiệm tiền của và tiêt kiệm thời giờ để các em biết được lợi ích của việc tiết kiệm.
- Giáo viên đến gặp phụ huynh để trao đổi trực tiếp về việc giáo dục con cái trong gia đình, giải thích cho họ hiểu không nên chiều chuộng con quá mức mà phải hạn chế, điều chỉnh hành vi của con mình, không nên cho con quá nhiều tiền, hoặc mua cho con những đồ chơi bạo lực mà nên mua cho con những đồ chơi phục vụ cho việc học tập , óc sáng tạo
Ở trường, giáo viên theo dõi báo cáo
những biểu hiện hằng ngày của học sinh,
có biện pháp phối hợp với gia đinh và giáo
viên chủ nhiệm đúng lúc.
* Đối tượng học sinh thiếu ý thức về rèn
luyện hạnh kiểm do cha mẹ là người có
hiểu biết thấp.
Cha mẹ đối xử nhau không tốt, thường hay
đánh đập, chửi bới nhau. Các em lớn lên trong môi trường không tốt như thế chắc chắn sẽ bị hư hỏng , thiếu sự quan tâm giáo dục của nhà trường, thầy cô thì buồn rầu dẫn đến hiện tượng chán nản, bỏ học, rong chơi hư hỏng.
Giáo viên phải làm cho học sinh hiểu được
cần phải nói năng chuẩn mực lễ độ trong giao tiếp, giáo viên luôn động viên an ủi, chia sẻ,
đưa ra phương hướng để học sinh vươn tới
- Thông qua hệ thống các bài dạy trong môn đạo đức để giáo dục các em như: qua bài Em yêu quê hương, em yêu tổ quốc Việt Nam giáo viên giải thích tác dụng của việc đi học đem lợi ích cho quê hương đất nước từ đó động viên các em đi học, học nghiêm túc
3. Kết quả:
- Qua kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh ở tiểu học nói trên. Tôi thật sự hài lòng về kết quả thu được, các em đã gần gũi hơn với bạn bè trong lớp, cởi mở hơn với thầy cô, không còn hằn học, không nói tục, chửi thề. Các em ngày càng lễ phép hơn với người lớn, với thầy cô, không còn học sinh thiếu ý thức về rèn luyện hạnh kiểm và tính tập thể trong lớp được phát huy cao hơn.
- Học sinh chấp hành và thực hiện tốt các nề nếp, nội quy học sinh.
- Đi học đều, đến lớp đúng giờ, ăn mặc đồng phục sạch sẽ, gọn gàng.
- Nói lời hay, làm việc tốt; không còn học sinh nói tục, nói bậy; nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất.
- Có tinh thần đoàn kết, hòa nhã với bạn bè, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
- Biết giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn vượt khó trong học tập, cụ thể các em đã giúp đỡ được các bạn như: Quốc Khởi (5a2), Minh Quý (4a), Trường Thịnh (5a2), Hoàng Hiếu (5a1).
4. Kết Luận
Qua thực tế tôi thấy rằng, việc giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh, cho thế hệ trẻ là một quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan nhiều đến các mối quan hệ xã hội.
Vì vậy nó đòi hỏi người thầy giáo phải có đức tính kiên trì, khéo léo trong ứng xử, bền bỉ, tế nhị để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh, và thương yêu các em với một tình cảm chân thành, tạo mói quan hệ gần gũi.
Cần có cách cư xử nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tượng, thể hiện sự quan tâm đến các em, qua đó tạo cho các em có sự tinh tưởng tuyệt đối với giáo viên và hướng các em đến một thói quen xem ngôi trường như ngôi nhà thứ hai của mình
CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN MỸ XUYÊN
Đạo
Đức
Giáo viên : Lâm Hoàng Tân
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ
CHUYÊN ĐỀ: CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HẠNH KIỂM HỌC SINH THÔNG QUA MÔN ĐẠO ĐỨC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
1. Đặt vấn đề
Trong công tác giáo dục, nhà trường phổ thông giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh nhằm xây dựng và phát triển những con người làm chủ tương lai của đất nước. Muốn làm được việc đó, đòi hỏi nhà trường phải thực hiện bằng được mục tiêu giáo dục toàn diện
Trong đó giáo dục đạo đức là một trong những hoạt động giáo dục cơ bản của nhà trường. Giáo dục đạo đức là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh, nhằm làm cho nhân cách của mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp cho học sinh có được nhận thức,
ý thức tình cảm đạo đức; có những thói quen, hành vi ứng xử đúng mức trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân đối với mọi người xung quanh và của cá nhân đối với chính mình.
Vì vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học giữ vị trí đặc biệt quan trọng vì bậc tiểu học là bậc học nền tảng. Sự phát triển nhân cách của học sinh được bắt nguồn từ các nề nếp, thói quen, các cử chỉ hành vi đều được xây dựng từ đây.
- Có nhiều phương cách giáo dục đạo đức cho trẻ ở tiểu học nhưng có lẽ trường tiểu học là nơi có thể làm tốt công tác giáo dục đạo đức. Trẻ ở lứa tuổi tiểu học dễ dàng học được điều tốt và cũng dễ dàng nhiễm điều xấu. Nếu ngay từ bậc học này không có sự đầu tư quan tâm giáo dục đạo đức thì rất khó cho việc hình thành nhân cách tốt sau này.
Chính vì thế môn học đạo đức trong nhà trường tiểu học có nhiệm vụ cung cấp những tri thức cơ bản ban đầu về phẩm chất đạo đức con người và rèn luyện những hành vi ứng xử theo các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Nội dung của môn đạo đức trong nhà trường tiểu học được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. Từ đó thông qua việc giảng dạy môn đạo đức ở bậc tiểu học tôi xin báo cáo chuyên đề: Các biện pháp giáo dục hạnh kiểm cho học sinh thông qua môn Đạo đức ở tiểu học.
Qua thực tế công tác ở vai trò là tổng phụ trách Đội và giảng dạy bộ môn đạo đức ở trường Tiểu học Thạnh Phú 4 Tôi tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa ngoan thuộc 3 nhóm đối tượng sau:
* Nhóm 1: Đối tượng học sinh thiếu ý thức rèn luyện hạnh kiểm do thiếu sự quan tâm chỉ dạy của gia đình:
Ví dụ điển hình: Em Hà Quang Đạt, Trần Minh Phòng, Trương Quốc Khởi ( lớp 5a2), Nguyễn Văn An (lớp 5a1).
* Nhóm 2: Đối tượng học sinh thiếu ý thức rèn luyện hạnh kiểm do sự quan tâm giáo dục của gia đình không đúng
Ví dụ điển hình: Nguyễn Thanh Hậu (lớp 5a2)
* Nhóm 3: Đối tượng học sinh thiếu ý thức về rèn luyện hạnh kiểm do cha mẹ là người có hiểu biết thấp.
Ví dụ điển hình: Huỳnh Thiện Khiêm, Đoàn Dự (4a)
* Việc học sinh chưa ngoan, chưa lễ phép, bỏ học thuộc ba nhóm trên sẽ gây ra nhiều tác hại như:
- Đối với xã hội: Làm xã hội chậm phát triển, mất trật tự xã hội là gánh nặng của xã hội.
- Đối với gia đình: Những học sinh này là mối lo ngại lớn, ảnh hưởng đến các thành viên còn lại trong gia đình. Nói chung những em này luôn mang đến cho gia đình nhiều phiền toái. Dẫn đến tương lai của các em mù mịt.
- Đối với nhà trường: Gây trở ngại lớn đến nề nếp, chất lượng, nội qui của lớp. Làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp, thậm chí còn để lại tai tiếng cho trường, cho giáo viên chủ nhiệm.
- Đối với tập thể bạn bè: Các em này thường lôi kéo bạn bè tiêm nhiễm những thói hư tật xấu của mình, gây ảnh hưởng xấu đến gia đình, nhà trường và xã hội.
- Đối với giáo viên: Luôn phải bận tâm với những phần tử hư hỏng này, phải luôn tìm ra biện pháp phù hợp để hướng thiện cho các em, nó còn gây ảnh hưởng đến việc đánh giá xếp loại thi đua của giáo viên.
- Đối với bản thân: Các em này sẽ bị ảnh hưởng lớn đến việc học tập, sự tiến thân của các em sau này.
2. Giải quyết vấn đề:
Từ những nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa ngoan nói trên trong quá trinh giảng dạy môn đạo đức tôi đã vận dụng để giáo dục các em như sau:
* Đối tượng học sinh thiếu ý thức rèn luyện hạnh kiểm do thiếu sự quan tâm chỉ dạy của gia đình:
- Những học sinh này thường xuất thân từ con nhà nghèo , bố mẹ lao động vất vả, gia đình đông anh em, cơ sở vật chất cũng như tinh thần bị thiếu thốn, cha mẹ chỉ đáp ứng cho con ăn no, không có thời gian giáo dục, chăm sóc chu đáo cho con. Những em thuộc hoàn cảnh trên thường ở nhà phụ giúp gia đình không có thời gian học hành, vui chơi dẫn đến học yếu, lười học.
Ví dụ như: Các Em Hà Quang Đạt, Trần Minh Phòng, Trương Quốc Khởi ( lớp 5ª2), Nguyễn Văn An (lớp 5a1).
- Thông qua môn đạo đức lớp 5 (bài tình bạn) giáo viên phải động viên, khuyên răn, nhắc nhở đưa ra những tấm gương tốt cùng hoàn cảnh
để các em học tập trong suốt quá rình tìm hiểu và giáo dục,tránh tình trạng coi thường và mặc xác học sinh mà phải luôn coi trọng
các em , hi vọng các em phải trở thành người tốt
- Giáo viên phải nhanh chóng tiếp xúc , gặp gỡ cha mẹ các em và trao đổi với họ về những chỗ hổng cần thiết để họ hiểu và có biện pháp khắc phục , động viên phụ huynh quan tâm đến việc giáo dục con cái mình bằng nhiều hình thức khác nhau .
- Ở trường, giáo viên phải động viên, khuyên răn, nhắc nhở đưa ra những tấm gương tốt cùng hoàn cảnh để các em học tập trong suốt quá trình tìm hiểu và giáo dục, tránh tình trạng coi thường và mặc xác học sinh mà phải luôn coi
trọng các em, hi vọng các em phải trở thành người tốt.
* Đối tượng học sinh thiếu ý thức rèn luyện hạnh kiểm do sự quan tâm giáo dục của gia đình không đúng:
- Cha mẹ quá thương con, nuông chiều con hết mực, con muốn gì, cha mẹ đáp ứng ngay. Những em này xuất thân từ những gia đình giàu có , con đòi hỏi gì cũng cho mà quên đi việc giáo dục, để ý xem con mình là người như thế nào.
Ví dụ như: Em Nguyễn Thanh Hậu (lớp 5a2).
- Nếu là đối tượng học sinh rơi vào những trường hợp này tôi thông qua bài tiết kiệm tiền của và tiêt kiệm thời giờ để các em biết được lợi ích của việc tiết kiệm.
- Giáo viên đến gặp phụ huynh để trao đổi trực tiếp về việc giáo dục con cái trong gia đình, giải thích cho họ hiểu không nên chiều chuộng con quá mức mà phải hạn chế, điều chỉnh hành vi của con mình, không nên cho con quá nhiều tiền, hoặc mua cho con những đồ chơi bạo lực mà nên mua cho con những đồ chơi phục vụ cho việc học tập , óc sáng tạo
Ở trường, giáo viên theo dõi báo cáo
những biểu hiện hằng ngày của học sinh,
có biện pháp phối hợp với gia đinh và giáo
viên chủ nhiệm đúng lúc.
* Đối tượng học sinh thiếu ý thức về rèn
luyện hạnh kiểm do cha mẹ là người có
hiểu biết thấp.
Cha mẹ đối xử nhau không tốt, thường hay
đánh đập, chửi bới nhau. Các em lớn lên trong môi trường không tốt như thế chắc chắn sẽ bị hư hỏng , thiếu sự quan tâm giáo dục của nhà trường, thầy cô thì buồn rầu dẫn đến hiện tượng chán nản, bỏ học, rong chơi hư hỏng.
Giáo viên phải làm cho học sinh hiểu được
cần phải nói năng chuẩn mực lễ độ trong giao tiếp, giáo viên luôn động viên an ủi, chia sẻ,
đưa ra phương hướng để học sinh vươn tới
- Thông qua hệ thống các bài dạy trong môn đạo đức để giáo dục các em như: qua bài Em yêu quê hương, em yêu tổ quốc Việt Nam giáo viên giải thích tác dụng của việc đi học đem lợi ích cho quê hương đất nước từ đó động viên các em đi học, học nghiêm túc
3. Kết quả:
- Qua kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh ở tiểu học nói trên. Tôi thật sự hài lòng về kết quả thu được, các em đã gần gũi hơn với bạn bè trong lớp, cởi mở hơn với thầy cô, không còn hằn học, không nói tục, chửi thề. Các em ngày càng lễ phép hơn với người lớn, với thầy cô, không còn học sinh thiếu ý thức về rèn luyện hạnh kiểm và tính tập thể trong lớp được phát huy cao hơn.
- Học sinh chấp hành và thực hiện tốt các nề nếp, nội quy học sinh.
- Đi học đều, đến lớp đúng giờ, ăn mặc đồng phục sạch sẽ, gọn gàng.
- Nói lời hay, làm việc tốt; không còn học sinh nói tục, nói bậy; nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất.
- Có tinh thần đoàn kết, hòa nhã với bạn bè, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
- Biết giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn vượt khó trong học tập, cụ thể các em đã giúp đỡ được các bạn như: Quốc Khởi (5a2), Minh Quý (4a), Trường Thịnh (5a2), Hoàng Hiếu (5a1).
4. Kết Luận
Qua thực tế tôi thấy rằng, việc giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh, cho thế hệ trẻ là một quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan nhiều đến các mối quan hệ xã hội.
Vì vậy nó đòi hỏi người thầy giáo phải có đức tính kiên trì, khéo léo trong ứng xử, bền bỉ, tế nhị để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh, và thương yêu các em với một tình cảm chân thành, tạo mói quan hệ gần gũi.
Cần có cách cư xử nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tượng, thể hiện sự quan tâm đến các em, qua đó tạo cho các em có sự tinh tưởng tuyệt đối với giáo viên và hướng các em đến một thói quen xem ngôi trường như ngôi nhà thứ hai của mình
CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lâm Hoàng Tân
Dung lượng: 790,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)