CHƯƠNG III- CÁC NHÓM LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM

Chia sẻ bởi Thân Thị Diệp Nga | Ngày 05/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: CHƯƠNG III- CÁC NHÓM LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

NĂM HỌC 2013- 2014
1
Thực hiện: Thân Thị Diệp Nga
DINH DƯỠNG TRẺ EM
B�I Gi?NG
Dành cho chương trình SP Mầm Non

CHƯƠNG II:
CÁC NHÓM LƯƠNG THỰC
THỰC PHẨM
CÁCH SỬ DỤNG VÀ CHẾ BIẾN
I- KHÁI NIỆM VỀ LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM
- Lương thực- Thực phẩm là vật chất có chứa các chất dinh dưỡng mà cơ thể con người tiêu hoá và hấp thụ được.
Nó không có chất độc hại hoặc qua xử lí không gây độc hại cho cơ thể và được tập quán thừa nhận.
Hiện có 40/60 chất có trong thức ăn cần thiết cho cơ thể.
Các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm với số lượng rất khác nhau Không có một loại thực phẩm nào có thể đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể về mọi chất( trừ sữa mẹ với trẻ sơ sinh)
I- KHÁI NIỆM VỀ LƯƠNG THỰC – THỤC PHẨM
CÁCH SỬ DỤNG LT-TP
- Phải đảm bảo tỉ lệ dinh dưỡng cần thiết.
- Phối hợp hoặc thay thế để bổ sung các chất dinh dưỡng.
- Bảo quản, chế biến đúng kĩ thuật Hạn chế mất dinh dưỡng và làm tăng giá trị
Sử dụng Lương thực- Thực phẩm
như thế nào để
đảm bảo dinh dưỡng hợp lí, khoa học?
II- LƯƠNG THỰC
1- Ngũ cốc: Gạo, lúa mì, ngô, kê, đậu…
Là các loại thức ăn chứa nhiều Gluxit, cung cấp năng lượng chủ yếu của khẩu phần.
1- Ngũ cốc
- Giá trị dinh dưỡng
Được dùng nhiều nhất là gạo, bên cạnh đó còn có ngô và lúa mì.
Thành phần dinh dưỡng :
- Glucid chiếm > 70%.
Protid: 6- 11,5%. Protid gạo thấp hơn ngô và lúa mì. protid của ngũ cốc đều thiếu lysin, riêng ngô thiếu cả tryptophan Ngũ cốc phải phối hợp với thịt, cá, trứng, sữa.
Lipid thấp, chủ yếu nằm ở cùi và mầm
Vitamin chủ yếu thuộc nhóm B (phụ thuộc vào tỷ lệ xay xát
 Phụ thuộc vào chế bién bảo quản



2- Ngũ cốc
Cách sử dụng
- Không xay xát gạo quá kỹ, quá trắng, chế biến không vo gạo kỹ quá, nấu cơm cho nước vừa đủ để giữ được các chất dinh dưỡng...
Bảo quản ngũ cốc ở nơi cao ráo, thoáng mát, chống ẩm mốc, sâu mọt làm hỏng gạo. Không nên giữ gạo quá 3 tháng.
Đồng thời bữa ăn cũng nên đa dạng, ăn thêm những thực phẩm giàu vitanin B1 như đậu đỗ, giá đậu xanh, thịt nạc. . .



II- LƯƠNG THỰC
- Giá trị dinh dưỡng
Được dùng nhiều nhất là gạo, bên cạnh đó còn có ngô và lúa mì.
Thành phần dinh dưỡng :
- Glucid chiếm > 70%.
Protid: 6- 11,5%. Protid gạo thấp hơn ngô và lúa mì. protid của ngũ cốc đều thiếu lysin, riêng ngô thiếu cả tryptophan Ngũ cốc phải phối hợp với thịt, cá, trứng, sữa.
Lipid thấp, chủ yếu nằm ở cùi và mầm
Vitamin chủ yếu thuộc nhóm B (phụ thuộc vào tỷ lệ xay xát
 Phụ thuộc vào chế bién bảo quản



II- LƯƠNG THỰC
2. Khoai củ
Ở nông thôn nước ta sau ngũ cốc thì khoai củ là thức ăn thường dùng.
Đặc điểm chung của khoai củ là nghèo protin, protid không cân đối
- Nghèo các chất dinh dưỡng, năng lượng thấp. nhưng có nhiều glucid, vitamin và các chất khoáng quý Không thể thay thế ngũ cốc.


2. Khoai củ
Khi ăn khoai củ cần lưu ý:
- Sắn tươi chứa glucozit nhất là sắn đắng, ăn vào có thể gây ngộ độc chết người.
- Khoai tây có chứa độc chất solanin nhất là lúc củ khoai mọc mầm; biện pháp đề phòng tốt nhất là không ăn khoai tây mọc mầm.

III- THỰC PHẨM
THỰC PHẨM
NGUỒN GỐC
ĐỘNG VẬT
NGUỒN GỐC
THỰC VẬT
THỊT

ĐẬU,
ĐỖ
SỮA
LẠC
VỪNG
TRỨNG
RAU,
QUẢ
Tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm
sinh học
Vi khuẩn,
Các virus, - Ký sinh trùng,
-Độc tố
hoá học
Hoá chất,
Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc tăng trọng…
vật lý
-dị vật
-yếu tố phóng xạ
- Nhiệt độ…
1. Thực phẩm nguồn gốc động vật
Bao gồm các loại như thịt, cá, trứng , sữa, tôm cua…
- Là nguồn thức ăn giàu prôtêin và các chất dinh dưỡng Cần nắm vững cách bảo quản, chế biến và sử dụng các loại thưc phẩm cho trẻ
THỊT, CÁ, , TRỨNG SỮA
THỊT
Giá trị dinh dưỡng
- Protid chiếm từ 14 – 21% trọng lượng tươi. Protid của thịt có tất cả các acid amin cần thiết,
-Lipid khoảng 1 – 30%. (phụ thuộc từng loại động vật và vị trí miếng thịt,
-Glucid1% dưới dạng glucoza và glycogen ở gan và cơ.
- Nước trong thịt chiếm khoảng: 58 – 74%.
- Vitamin: nhóm B, trong đó chủ yếu là B1 tập trung ở phần thịt nạc. Các vitamin tan trong chất béo (A, D, E) ở phủ tạng.
- Chất khoáng: hàm lượng 1%, phosphor (116 – 117 mg%), kali (212 – 259 mg%) và Fe (1,1 – 2,3 mg%) tập trung nhiều ở gan và các phủ tạng.
Khoáng vi lượng có Cu, Zn,
Vệ sinh thực phẩm
Thịt của súc vật khoẻ, không bị nhiễm bệnh
- Chọn thịt phải tươi và của những con vật không non, không già.
- Không ăn những loại thịt bị nhiễm kí sinh trùng (lợn gạo, thịt có sán, giun xoắn). Thịt của các loại gia súc, gia cầm bị bệnh: thịt bị vàng, gà rù…
Khi giết thịt, cần lấy hết huyết trong thịt ra để thịt trắng, không ôi, lấy hết nội tạng nhưng không làm dập nát (Vỡ mật  thịt đắng).
Khi mua gà, vịt làm sẵn phải cẩn thận, chọn nguồn thịt có độ tin cậy và an toàn cao.
Sử dụng và chế biến cho trẻ
Đối với trẻ nên sử dụng các loại: thịt nạc, (nạc đùi, nạc thăn), thịt dầm, ba rọi (nhiều nạc), gan, tim, óc, thận.
Các nước hầm từ xương (ít protid), huyết hơi khó tiêu nên sử dụng ít. Nước xương có giá trị dinh dưỡng nhất định, do có các chất béo và một ít chất khoáng hoà tan trong đó.
Phải chọn thịt tươi ngon, xay nhỏ (phù hợp với sự tiêu hóa của trẻ) và nấu chín nhừ.
LƯU Ý
- Giá trị dinh dưỡng của thịt ít bị ảnh hưởng khi luộc nấu ở nhiệt độ cao, kéo dài.
- Không cho trẻ ăn thịt tái để tránh kí sinh trùng
- Nếu chế biến như rang, nướng thịt ở nhiệt độ cao và khô sẽ làm tăng mùi vị nhưng lại giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
- Nếu ướp đường trước khi nướng hay rang sẽ vô hiệu hoá vai trò lysin (đối với trẻ em lysin rất cần cho sự lớn lên).

Giá trị dinh dưỡng
Cá là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều điểm còn hơn hẳn thịt:
- Trước hết đó là nguồn protid quý, có đủ các acid amin cần thiết và còn có nhiều acid béo chưa no hơn thịt.
- Đặc biệt cá có nhiều vitamin A, D, B12 là những vitamin thường thiếu trong khẩu phần ăn của trẻ.
Cá biển có nhiều chất khoáng quan trọng. Tỉ lệ Ca/P ở cá tốt hơn so với thịt,
Thịt của cá dễ tiêu và dễ đồng hoá hơn của thịt.
Thành phần hoá học của cá
Protid: 15,77 – 24% Lipit: 0,3 – 9,25%
H2O: 37,7 – 81% Muối khoáng: 0,9 – 1,68%
Vệ sinh thực phẩm
Cá thuộc loại thức ăn chóng hỏng, do nhiều yếu tố:
- Hàm lượng nước tương đối cao trong các tổ chức và thịt.
- Ngoài da cá bao giờ cũng có một lớp màng nhầy rất giàu protid, chứa glucoprotid đặc hiệu thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Có nhiều nguồn và nhiều con đường xâm nhập các vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn gây thối.
Sử dụng và chế biến cho trẻ
Khi sử dụng cá cho trẻ ăn ta cần chú ý:
Chọn các loại cá to, cá nạc ít xương như: cá thu, cá nục, cá lóc cá chép… và cá phải tươi không bị ươn.
Loại bỏ hết xương.
Có thể dùng thịt cá để nấu bột cá, rau cho trẻ từ 5 đến 6 tháng trở lên, nấu cháo cá và các món ăn từ cá cho trẻ rất ngon.
Cho trẻ ăn nóng để khỏi tanh.

TRỨNG
Giá trị dinh dưỡng
- Trứng là một thực phẩm có đầy đủ dưỡng chất cần thiết được xếp vào nhóm thực phẩm xây dựng và bồi bổ cơ thể.
Trứng của tất cả các loại gia cầm, chim rừng đều ăn được nhưng thông thường nhất người ta chỉ ăn trứng gà, trứng vịt, trứng cút.
Trứng được coi là thành phần thực phẩm có acid amin cân đối nhất. Do đó protid của trứng được dùng làm chuẩn để so sánh với các loại protid khác.

TRỨNG
Giá trị dinh dưỡng
- Protid của các loại trứng đều chứa đầy đủ các acid amin không thay thế được với tỉ lệ cân đối. Đặc biệt là có nhiều acid amin có chứa lưu huỳnh (S) như mêthionin, stein. Vì vậy khi trứng thối có mùi đặc biệt H2S.
Protid của trứng để riêng thì có giá trị hơn protid của thịt, cá nhưng dùng để hỗ trợ cho ngũ cốc thì kém thịt, cá vì không có đủ lysin.
Protid của trứng có nhiều mêthionin, hỗ trợ tốt cho thịt, cá, đậu đỗ thiếu mêthionin.
Vệ sinh thực phẩm
Cách chọn trứng tươi:
Khi mua trứng, chọn vỏ trứng còn nguyên vẹn, sạch sẽ, không bị rạn nứt, vỏ có màu sáng và hơi nhám.
Khi soi trứng dưới đèn hoặc ánh sáng: có màu hồng, trong suốt, với một chấm hồng ở giữa, phòng khí nhỏ. Trứng tươi thả vào nước thường chìm sâu…
Khi lắc không có tiếng ách ách, khi đập ra lòng đỏ không bị vữa.
Cách nhận biết trứng:
1. Đặt quả trứng vào một bát nước lạnh
2. Quan sát quả trứng:
- Trứng tươi: chìm xuống và nằm yên ở đáy.
- Trứng hơi cũ (khoảng 1 tuần): nằm dưới đáy nhưng hơi bồng bềnh.
- Trứng để khoảng 3 tuần: trứng thăng bằng ở trạng thái quay phần nhọn xuống dưới.
- Trứng hỏng: trứng nổi trên bề mặt nước.
3.Ngửi mùi trứng: bạn có thể kiểm tra bằng cách nhận biết mùi . Các vi khuẩn sẽ phá hỏng các protein trong lòng trắng trứng và tạo ra khí gas mùi rất khó chịu và được gọi là “mùi trứng thối”.
Trứng và máy soi trứng
TRỨNG THẬT
“Trứng gà ta chính hiệu có lòng đỏ sẫm, tỷ lệ lòng đỏ nhiều hơn lòng trắng, còn gà công nghiệp thì lòng đỏ nhạt, tỷ lệ ít hơn. Bề ngoài quả trứng gà ta rởm cũng dễ nhận biết: vỏ xù xì, không bóng như gà ta thiệt”.
TRỨNG GIẢ
Loại trứng này khi còn tươi trông như trứng gà thật, tuy nhiên khi nấu chín thì lòng trắng và lòng đỏ trứng trở nên rất cứng và dai như cao su, thậm chí có thể tung hứng như trái bóng bàn hoặc khi đập ra lòng đỏ trứng gà vẫn còn dính chặt với lớp vỏ trứng.
TRỨNG THẬT VÀ TRỨNG GIẢ
><
Sử dụng và chế biến cho trẻ
Lòng đỏ của trứng do độ nhũ tương và phân tán cao nên dễ hấp thụ.
Lòng trắng trứng khó tiêu hơn do có Enzym – antitrypsin có tác dụng làm mất hoạt tính biotin tạo thành một phức chất bền avidin – biotin. Khi chế biến ở nhiệt độ cao lòng trắng trứng đông tụ thành keo, phức chất này bị phá huỷ. Do đó nên ăn trứng có lòng trắng chín.

Khi sử dụng cho trẻ cần chú ý:

Chọn trứng tươi, có thể cho trẻ ăn trứng từ tháng thứ 5 hoặc tháng thứ 6 để nấu bột trứng rau: lúc tập ăn lần đầu ăn ít, sau tăng dần lên mỗi bữa một lòng đỏ. Trẻ ăn một tuần 2 bữa bột trứng rau.
Trẻ trên 1 tuổi, ngày 1 trứng và có thể cho ăn luộc, chiên hoặc chế biến chung với thịt, ăn với cơm rất tốt.
Đối với trẻ lớn, chế biến phối hợp với nhiều thực phẩm khác sẽ có được nhiều món ăn rất ngon và bổ dưỡng, phù hợp với hệ tiêu hoá của trẻ.
Trứng là thực phẩm hầu như
trẻ nào cũng thích ăn mà giá trị
dinh dưỡng lại rất tốt.
Vậy theo bạn một tuần nên cho trẻ ăn
lượng như thế nào thì hợp lí?
SỮA
Giá trị dinh dưỡng
Cá là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều điểm còn hơn hẳn thịt:
- Trước hết đó là nguồn protid quý, có đủ các acid amin cần thiết và còn có nhiều acid béo chưa no hơn thịt.
- Đặc biệt cá có nhiều vitamin A, D, B12 là những vitamin thường thiếu trong khẩu phần ăn của trẻ.
Cá biển có nhiều chất khoáng quan trọng. Tỉ lệ Ca/P ở cá tốt hơn so với thịt,
Thịt của cá dễ tiêu và dễ đồng hoá hơn của thịt.
Thành phần hoá học của cá
Protid: 15,77 – 24% Lipit: 0,3 – 9,25%
H2O: 37,7 – 81% Muối khoáng: 0,9 – 1,68%
SỮA
Gồm sữa mẹ, sữa bò rượi, sữa dê, sữa đặc có đường, sữa bột, sữa tiệt trùng…
Giá trị dinh dưỡng
Sữa là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
- Protid của sữa có các acid amin với tỉ lệ cân đối và độ đồng hoá cao gồm: Cazein 81,9%, anbumin 12,1% và globulin 6%.
- Lipid của sữa có nhiều acid béo cần thiết. nhiều vitamin tan trong chất béo; đặc biệt là vitamin A.
- Sữa cũng là nguồn cung cấp các nhóm vitamin B.
- Glucid của sữa là lactoza. Khi vào ruột lactoza tạo điều kiện thuận lợi cho một số vi khuẩn làm chua sữa và giảm bớt vi khuẩn gây thối.
- Muối khoáng: 0,9 – 1,68% có: KCl, NaCl, MgCl2… có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với trẻ em.
- H2O: 37,7 – 81%
Trong sữa chứa hầu hết các loại vitamin trong tự nhiên.
Sữa non chứa nhiều loại vitamin nhất.
Ngoài ra trong sữa còn có nhiều Ca. Tỉ lệ Ca/P thích hợp, nên mức độ đồng hoá calci của sữa cao.
. sữa là thức ăn tốt cho mọi người, nhất là trẻ em, người già và người ốm
Trong các loại sữa thì sữa mẹ là tốt nhất, sau đó mới đến sữa bò, sữa đậu nành…
Vệ sinh thực phẩm  Sử dụng và chế biến cho trẻ
Sữa là một môi trường dinh dưỡng tốt nhất cho các loại vi khuẩn sinh sản phát triển
Sữa mẹ đảm bảo vệ sinh, dễ cho ăn, thích hợp và rất tốt với trẻ.
Sữa tươi: dễ bị hư hỏng, dụng cụ vắt sữa không hợp vệ sinh nên không dùng cho trẻ, chỉ sử dụng sữa tươi hợp vệ sinh, có thể dùng làm yaourt cho trẻ ăn.
Sữa đặc có đường: tỉ lệ đường cao, dùng cho trẻ không được tốt
Sữa bột: dễ bảo quản, nhưng khi pha chế cho trẻ phải hợp vệ sinh, theo đúng hướng dẫn ghi ở hộp. Nên dùng sữa theo thời hạn sử dụng ghi ở hộp sữa.
2. Thực phẩm nguồn gốc Thực vật
Bao gồm các loại như đậu đỗ,lạc vừng, rau quả …
- Là nguồn thức ăn khác nhau về giá trị dinh dưỡng nhưng đều cần trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta
ĐẬU ĐỖ(Hạt khô)
Hạt đậu khô nói chung cung cấp năng lượng ngang với ngũ cốc.
- Lượng protid cao từ 17- 25%, riêng đậu tương 34%
- Đậu nói chung nghèo các acid amin có lưu huỳnh như metiomin, cystin nhưng có nhiều lysin nên hỗ trợ tốt cho ngũ cốc.
- Chất béo 1-3%, riêng đậu tương 18%
- Đậu là nguồn khá tốt về vitamin nhóm B, PP, hầu như không có vitamin C và caroten; nhiều canxi và sắt.
ĐẬU ĐỖ(Hạt khô)
- Đậu đỗ được bảo quản ở dạng khô, nếu bị mốc, mọt, nhăn nheo thì tuyệt đối không sử dụng.
Đậu cần được ăn chín và ngâm nước trước khi rang để diệt các chất phản dinh dưỡng như phaseolin có trong đậu đỗ nói chung,
Chế biến đúng cách: đun nhừ, chín đủ nước, xay nhuyễn thì dễ tiêu, dễ hấp thu.
- Sữa đậu nành, đậu phụ là các sản phẩm được chế biến từ đậu nành là các thức ăn thông dụng, rất dễ tiêu, vì protid trong đậu đã được chuyển hoá.
- Đậu đỗ dùng để nấu chè, làm nhân bánh là một trong những món ăn cung cấp protid từ thực vật mà trẻ rất thích.
1- Khi sử dụng đậu đỗ làm thực phẩm
cần chú ý điều gì?
2- Hãy kể tên các đồ ăn, thức uống
bánh trái được chế biến từ đậu đỗ.
LẠC VỪNG
Lạc vừng là loại hạt có dầu là thức ăn quývì giàu protein, lipit.Lipit của lạc dễ tiêu hóa hơn mỡ động vật.
Lạc:Lượng protid cao (27,5g%) nhưng giá trị sinh học kém vì thiếu nhiều acid amin cần thiết.
Lạc phối hợp tốt với ngô vì lạc nhiều vitamin PP và tryptophan là 2 yếu tố hạn chế ở ngô.
Dầu lạc: 80% acid béo chưa no và 10% là acid béo no.
-Lớp vỏ lụa của lạc chứa nhiều glucid không tiêu nên cần bỏ lớp vỏ này khi ăn để khỏi ảnh hưởng tới sự hấp thu.

-
LẠC VỪNG
Vừng: Là thức ăn có giá trị, cung cấp khoảng 20g% protid, là loại thức ăn thực vật nhiều methiomin nhất.
Protid của vừng nghèo lysin.
- Lipid chiếm 46,4%,
- Nhiều vitamin nhóm B, nhiều canxi (1200mg%) nhưng giá trị hấp thu kém vì có nhiều acid oxalic làm cản trở hấp thu canxi của cơ thể -
LẠC VỪNG
- Lạc cần được bảo quản hợp lí nếu không sẽ bị mốc và gây độc. Lạc bị mốc tuyệt đối không sử dụng.
- Trẻ ăn bột từ 8 tháng có thể sử dụng lạc, vừng để nấu bột với rau củ cho trẻ (không nên sử dụng sớm trước 8 tháng vì trẻ khó hấp thu do có nhiều lipid).
- Sử dụng dầu vừng cho trẻ từ khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm cho tới khi trẻ lớn, với liều lượng thích hợp.
RAU CỦ QUẢ
- Rau – trái cây có vai trò đặc biệt quan trọng trong dinh dưỡng.
- Rau phối hợp với các thức ăn nhiều protid, lipid và glucid làm tăng khả năng tiết dịch dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hoá và hấp thu các thành phần dinh dưỡng khác.
- Trong rau, cellulose liên kết với các pectin tạo thành phức hợp pectin – cellulose. Phức hợp này kích thích mạnh chức năng nhu động và tiết dịch tiêu hoá của ruột.
RAU CỦ QUẢ
- Rau – trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng khá phong phú, khi dùng phối hợp với thức ăn thực vật khác sẽ cung cấp đủ và cân đối các acid amin cần thiết.
Rau – trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin C chủ yếu. Vitamin C dễ bị hòa tan, dễ bị oxi hoá khi bảo quản và chế biến nên chú ý để hạn chế tối đa thất thoát vitamin.
RAU CỦ QUẢ
- Trong rau – trái cây còn có các loại đường tan trong nước, tinh bột và cellulose.Nước rau – trái cây tươi gây tiết dịch vị mạnh nhất, sau đó đến các loại nước súp, rồi đến súp nghiền.


“Cơm không rau như đau không thuốc”
Điều quan trọng là phải bảo đảm rau sạch,không có vi khuẩn
gây bệnh và các hoá chất độc nguy hiểm.
RAU CỦ QUẢ
- Vệ sinh thực phẩm
Khi lựa chọn rau quả, nên chọn:
Rau – trái cây còn tươi, nguyên vẹn, không bị trầy xước, có hình dạng bình thường, có màu sắc tự nhiên, cầm nặng tay.
Rau – trái cây không bị héo úa, giập nát hoặc dính các chất lạ, không bị nhiễm hoá chất và các chất kích thích tăng trưởng.
Không có mùi vị lạ.
RAU CỦ QUẢ
Sử dụng và chế biến cho trẻ
Đối với trẻ ăn bột, nên xay nhỏ rau để nấu bột. Xay, hoặc thái rau nhỏ để nấu cháo kết hợp với các loại rau củ (khoai tây, cà rốt).
Với trẻ lớn: nên cho trẻ ăn rau cả lá, cọng và nước. Chế biến xào nấu, hoặc luộc sao cho phù hợp với khả năng tiêu hoá của trẻ.
RAU CỦ QUẢ
Sử dụng và chế biến cho trẻ
Khi chế biến cần lưu ý:
- Rửa sạch rau rồi mới thái, nước sôi mới cho rau vào, không quấy đảo nhiều. Nấu xong nên ăn ngay, sử dụng cả nước luộc rau.
- Rau quả màu vàng, da cam, đỏ, xanh thẫm rất nhiều caroten (qua gan chuyển hoá caroten  vitamin A) chế biến các loại rau này với dầu mỡ giúp chuyển hoá vitamin A rất tốt.
THÂN ÁI CHÀO TẠM BIỆT
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT

[email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thân Thị Diệp Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)