Chương I. Bài 2. Thông tin xung quanh ta

Chia sẻ bởi Đặng Thị Nga | Ngày 08/10/2018 | 99

Chia sẻ tài liệu: Chương I. Bài 2. Thông tin xung quanh ta thuộc Cùng học Tin học 3

Nội dung tài liệu:

MÔN TIN HỌC LỚP 3
Ngày soạn: 28/8/2016 TUẦN 2
Ngày dạy: Tiết 3 -BÀI 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA (t1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Học sinh biết được thông tin tồn tại dưới các dạng khác nhau.
- Biết được con người sử dụng các dạng thông tin khác nhau, với các kiểu khác nhau cho các mục đích khác nhau.
- Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lý và truyền thông tin.
2. Kỹ năng: Học sinh gọi tên và phân biệt được các dạng thông tin khác nhau.
3.Thái độ: Tính nhạy cảm với các loại thông tin.
4. Năng lực: HS nắm được ba dạng thông tin cơ bản và phân biệt được các dạng thông tin đó.
II. Phương pháp:
- Thuyết trình, gợi mở giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
III. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, tranh/ ảnh cho ba loại thông tin.
- Học sinh: Tập, bút, SGK.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Bài cũ:
- Ổn định lớp.
- Nêu một số câu hỏi:
+ Có mấy loại máy tính thường gặp?

+ Các bộ phận quan trọng của máy tính để bàn.
+ Tư thế ngồi làm việc với máy tính.
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Thông tin xung quanh ta
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Thông tin là gì?
- Hỏi học sinh “Thông tin là gì?”
- Gợi ý:
+ Khi em nói chuyện hàng ngày với bố mẹ, anh chị em, bạn bè....thông tin sẽ được truyền từ người này tới người khác.
+ Khi em học bài trên lớp, thầy cô giáo đã truyền đạt cho em một lượng thông tin nhất định. Khi em đọc truyện, sách, báo, nghe đài, xem phim, xem tivi... có nghĩa là em đã tiếp thu một lượng thông tin vô cùng phong phú.
b. Hoạt động 2: Ba dạng thông tin
Có ba dạng thông tin thường gặp:
+ Thông tin dạng văn bản:
- Đưa cho học sinh xem một số ví dụ: quyển truyện, một tờ giấy phô tô có chữ.
+ Thông tin dạng hình ảnh:
- Đưa ví dụ: cho học sinh xem vài bức ảnh chụp hoặc sưu tầm.
+ Thông tin dạng âm thanh:
- Đưa ví dụ: cho các em nghe một đoạn bài hát hay một số âm thanh đặc biệt,...


- Gọi 1 hay 2 học sinh trả lời:
+ Hai loại: máy tính để bàn và máy tính xách tay.
+ Màn hình, phần thân máy, chuột, bàn phím.
+ Ngồi thẳng, tư thế thoải mái, tay đặt ngang tầm của bàn phím.





- Thảo luận và trả lời.



* Ghi bài: Thông tin là những lời nói giao tiếp hàng ngày, các kiến thức chung về khoa học, văn hoá, xã hội...


- Lắng nghe và ghi bài.
- Quan sát và nhận xét.
+ Thông tin dạng văn bản: sách giáo khoa, sách truyện, các bài báo, tạp chí,...

+ Thông tin dạng hình ảnh: những bức tranh, ảnh vẽ trong sách giáo khoa, bức ảnh chụp,...
+Thông tin dạng âm thanh: các buổi phát thanh, trò chuyện để trao đổi thông tin,...

4. Củng cố - Dặn dò:
- Em hiểu thế nào là thông tin?
- Nêu vai trò của thông tin trong cuộc sống hàng ngày?
- Xem trước các bài tập sgk trang13, 14, 15

* RÚT KINH NGHIỆM





Tuần 2:
Ngày soạn: 28/8/2016 Tiết 4 -BÀI 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA (t2)
Ngày dạy:

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Học sinh biết được thông tin tồn tại dưới các dạng khác nhau.
- Biết được con người sử dụng các dạng thông tin khác nhau, với các kiểu khác nhau cho các mục đích khác nhau.
- Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lý và truyền thông tin.
2. Kỹ năng: Học sinh gọi tên và phân biệt được các dạng thông tin khác nhau.
3.Thái độ: Tính nhạy cảm với các loại thông tin.
4. Năng lực: HS nắm được ba dạng thông tin cơ bản và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Nga
Dung lượng: 161,45KB| Lượt tài: 4
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)