Chương I. §9. Hình chữ nhật

Chia sẻ bởi Hà Công Biên | Ngày 04/05/2019 | 69

Chia sẻ tài liệu: Chương I. §9. Hình chữ nhật thuộc Hình học 8

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN HÌNH H?C 8

NGU?I SO?N: Giang Cơng Bi�n
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG CỦA TIẾT HỌC
Không làm việc riêng trong giờ học.
Giữ trật tự chung trong giờ học
Chú ý lắng nghe và hăng hái tham gia xây dựng bài
Chỗ nào các em chưa hiểu giơ tay xin ý kiến để được giáo viên giảng giải thêm.
Tâm lí học tập thoải mái, không quá căng thẳng.
- Với một chiếc êke, ta có thể kiểm tra được một tứ giác có là hình chữ nhật hay không?
- Với một chiếc Compa ta có thể kiểm tra được một tứ giác có là hình chữ nhật hay không?
Các em đã gặp hình tứ giác như thế này bao giờ chưa ? Theo em ta gọi nó là hình gì ?
Em hãy quan sát hình vẽ và cho biết tứ giác ABCD đã cho có gì đặc biệt về số đo các góc?
Tứ giác ABCD là một hình chữ nhật.
Em hãy nêu định nghĩa hình chữ nhật ?
Hãy vẽ hình chữ nhật ABCD bằng Êke ?
Để vẽ một hình chữ nhật bằng êke ta vẽ tứ giác có 3 góc vuông.
Tứ giác ABCD là một hình chữ nhật.
1, Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.
2. Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
Tứ giác có:
1.Các cạnh đối song song là hbh
2.Các cạnh đối bằng nhau là hbh
3. Hai cạnh đối song song và bằng nhau là hbh.
4. Các góc đối bằng nhau là hbh
5. Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hbh
Hình chữ nhật ABCD cũng là một hình bình bành, cũng là một hình thanh cân
- Vậy theo em hình chữ nhật ABCD còn là hình gì?
- Hãy thảo luận theo bàn để chứng minh khẳng định đó ?
Vậy từ định nghĩa hình chữ nhật ta suy ra hình chữ nhật cũng là một hình thang cân, cũng là một hình bình hành.
Trên cơ sở đó hãy suy ra hình chữ nhật có những tính chất gì ?;

Trong hình thang cân:
- Hai cạnh bên bằng nhau
- Hai góc kề một đáy bằng nhau.
- Hai đường chéo bằng nhau
Trong hình bình hành:
- Các cạnh đối bằng nhau
- Các góc đối bằng nhau
- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
II. Các tính chất của hình chữ nhật:
Trong hình chữ nhật :
Các cạnh đối song song
Các cạnh đối bằng nhau
Bốn góc bằng nhau và bằng 900
4. Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
? Theo hình vẽ, tứ giác AFDE là hình gì? Vì sao?
? Để nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật cần chứng minh nó có mấy góc vuông?
? Hình thang cân ABCD
cần có thêm mấy góc vuông
để nó trở thành hình chữ nhật ?
? Hình bình hành ABCD cần có thêm mấy góc vuông để nó trở thành hình chữ nhật ?
Dấu hiệu nhận biết 4
4. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật
Bằng com pa, để kiểm tra tứ giác ABCD có là hình chữ nhật hay không ta làm như thế nào ?
Cách làm:
B1: Đo các cạnh đối của tứ giác xem có bằng nhau không
B2: Kiểm tra xem hai đường chéo của tứ giác có bằng nhau không
Nếu các cạnh đối của tứ giác bằng nhau và hai đường chéo của tứ giác bằng nhau thì tứ giác đó là hình chữ nhật.
Chứng minh:
Vì ABCD là hình bình hành nên AB // CD , AD // BC
ABCD là hình thang ( tứ giác có hai cạnh đối song song)
Mà AC = BD ( gt) => ABCD là hình thang cân.
=> Góc ADC = góc DCB ( hai góc kề 1 đáy của hình thang)
Ta lại có Góc ADC + góc DCB = 1800 ( hai góc trong cùng phía của AD // BC)
Góc ADC = góc DCB = 1800 : 2 = 900
Góc BAD = góc ABC = 1800 : 2 = 900
ABCD là hình chữ nhật (tứ giác có 4 góc vuông).
Khẳng định sau đây đúng hay sai
Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.







Tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD bằng nhau nhưng không là hình chữ nhật
III. Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật:
1 Tứ giác cần có ba góc vuông là hình chữ nhật.
2 Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.
3 Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.
4 Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật
?3. a) Tứ giác ABDC là hình gì ? Vì sao?
b) So sánh độ dài AM và BC
c) Tam giác vuông ABC có AM là đường trung
tuyến ứng với cạnh huyền. Hãy phát biểu tính
chất tìm được ở câu b) dưới dạng một định lí.
Giải
Tứ giác ABDC là hình gì chữ nhật
Vì theo giả thiết hai đường chéo AD và BC cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên ABDC là hình bình hành ( dấu hiệu nhận biết).
Lại có góc BAC = 900 nên ABDC là hình chữ nhật ( theo dấu hiệu nhận biết).
Vì tứ giác ABDC là hình chữ nhật ( câu a) nên ta có:
MB = MC ; MA = MD ; AD = BC ( tính chất về đường chéo của hình chữ nhật).
=> MA = ½ BC
c) Trong một tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền
?4. a) Tứ giác ABDC là hình gì ? Vì sao?
b) Tam giác ABC là tam giác gì?
c) Tam giác ABC có đường trung
tuyến AM bằng nửa cạnh BC. Hãy phát biểu tính
chất tìm được ở câu b) dưới dạng một định lí.
Giải
Tứ giác ABDC là hình chữ nhật
Vì theo giả thiết hai đường chéo AD và BC cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên ABDC là hình bình hành ( dấu hiệu nhận biết).
Lại có AD = BC nên ABDC là hình chữ nhật ( theo dấu hiệu nhận biết).
Tam giác ABC vuông tại A
c) Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông.
Bài 60/99 ( sgk)
Tam giác ABC vuông tại A có AM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền.
Hãy tìm độ dài AM nếu biết các cạnh góc vuông của nó là 7cm và 24 cm.
Hướng dẫn
Tính BC bằng định lí pitago
AM = BC :2
Cho hình chữ nhật ABCD, biết a,b là độ dài các cạnh của hình chữ nhật, d là độ dài đường chéo. Hãy tìm công thức liên hệ giữa a,b và d.

Áp dụng định lí Pytago cho tam giác vuông ABC ta có:
d2 = a2 + b2
Cho tam giác ABC, đường cao AH. Gọi I là trung điểm của AC, E là điểm đối xứng với H qua I. Tứ giác AHCE là hình gì? Vì sao?
Giải
Tứ giác AHCE là hình chữ nhật.
Ta có: I là trung điểm của AC ( giả thiết)
I là trung điểm của HE ( theo tính chất đối xứng).
=> Tứ giác AHCE là hình bình hành ( dấu hiệu nhận biết)
Mà AH là đường cao của tam giác ABC nên AH BC => góc AHC = 900
Hình bình hành AHCE có một góc vuông nên nó là hình chữ nhật.
Hãy bổ sung thêm các điều kiện ( đk) để được các chiều suy ra từ hình này đến hình kia theo hình vẽ
- Học thuộc định nghĩa, tính chất và các dấu hiệu nhận biết của hình bình hành.
Ghi nhớ hai định lí áp dụng vào tam giác vuông
Xem lại các bài tập đã chữa, làm bài tập 58,59,60,61 sgk/99
Chuẩn bị tiết sau luyện tập
Công việc về nhà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Công Biên
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)