CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ 5T HAY
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mỹ Ngân |
Ngày 05/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ 5T HAY thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi
05/02/2009 11:27
Trẻ 5 tuổi phải chạy được liên tục 150m không tính thời gian - Ảnh: Bích Thanh
(TNO) Hôm qua (4.2), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Thông tư ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
Bộ chuẩn này với 29 chuẩn bao gồm 125 chỉ số ở 4 lĩnh vực từ lĩnh vực phát triển thể chất đến các lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội, phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, phát triển nhận thức và sẵn sàng với việc học.
Trong đó, ở lĩnh vực phát triển thể chất (6 chuẩn), trẻ 5 tuổi (từ 60 tháng đến 72 tháng tuổi) phải chạy được liên tục 150m không tính thời gian, bật xa tối thiểu 50cm bằng hai chân. Trẻ biết được một số hoạt động của bản thân trong sinh hoạt hàng ngày có lợi cho sức khỏe, sự lớn lên và phát triển của cơ thể như đánh răng, tắm rửa, ăn uống, ngủ nghỉ, thể dục…
Ở lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội (7 chuẩn), trẻ 5 tuổi phải biết mình là trai hay gái và có ứng xử phù hợp; biết trạng thái cảm xúc vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ của người khác và biết bộc lộ cảm xúc của mình...
Ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp (6 chuẩn), trẻ ở lứa tuổi này đã có thể phân biệt được sắc thái của lời nói, biết khởi đầu một cuộc trò chuyện bằng các cách khác nhau cũng như biết nhận dạng được 29 chữ cái tiếng Việt...
Lĩnh vực cuối cùng là phát triển nhận thức và sẵn sàng với việc học (10 chuẩn), trẻ phải biết được công dụng và chất liệu của các đồ dùng thông thường trong sinh hoạt hằng ngày; kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống; đếm được ít nhất 10 đối tượng; thể hiện cái mới, độc đáo trong trò chơi hoặc trong tạo hình, âm nhạc...
Theo dự thảo thông tư thì mục đích của bộ chuẩn này là làm cơ sở giúp giáo viên mầm non điều chỉnh kế hoạch, nội dung giáo dục, lựa chọn biện pháp tổ
chức các hoạt động giáo dục phù hợp; làm căn cứ cho việc điều chỉnh và phát triển chương trình giáo dục mầm non, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non, xây dựng các tài liệu có liên quan đến sự phát triển toàn diện của trẻ; làm căn cứ đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi của các cơ sở giáo dục mầm non; đồng thời giúp các bậc cha mẹ nâng cao nhận thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một...
T.Dũng
05/02/2009 11:27
Trẻ 5 tuổi phải chạy được liên tục 150m không tính thời gian - Ảnh: Bích Thanh
(TNO) Hôm qua (4.2), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Thông tư ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
Bộ chuẩn này với 29 chuẩn bao gồm 125 chỉ số ở 4 lĩnh vực từ lĩnh vực phát triển thể chất đến các lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội, phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, phát triển nhận thức và sẵn sàng với việc học.
Trong đó, ở lĩnh vực phát triển thể chất (6 chuẩn), trẻ 5 tuổi (từ 60 tháng đến 72 tháng tuổi) phải chạy được liên tục 150m không tính thời gian, bật xa tối thiểu 50cm bằng hai chân. Trẻ biết được một số hoạt động của bản thân trong sinh hoạt hàng ngày có lợi cho sức khỏe, sự lớn lên và phát triển của cơ thể như đánh răng, tắm rửa, ăn uống, ngủ nghỉ, thể dục…
Ở lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội (7 chuẩn), trẻ 5 tuổi phải biết mình là trai hay gái và có ứng xử phù hợp; biết trạng thái cảm xúc vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ của người khác và biết bộc lộ cảm xúc của mình...
Ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp (6 chuẩn), trẻ ở lứa tuổi này đã có thể phân biệt được sắc thái của lời nói, biết khởi đầu một cuộc trò chuyện bằng các cách khác nhau cũng như biết nhận dạng được 29 chữ cái tiếng Việt...
Lĩnh vực cuối cùng là phát triển nhận thức và sẵn sàng với việc học (10 chuẩn), trẻ phải biết được công dụng và chất liệu của các đồ dùng thông thường trong sinh hoạt hằng ngày; kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống; đếm được ít nhất 10 đối tượng; thể hiện cái mới, độc đáo trong trò chơi hoặc trong tạo hình, âm nhạc...
Theo dự thảo thông tư thì mục đích của bộ chuẩn này là làm cơ sở giúp giáo viên mầm non điều chỉnh kế hoạch, nội dung giáo dục, lựa chọn biện pháp tổ
chức các hoạt động giáo dục phù hợp; làm căn cứ cho việc điều chỉnh và phát triển chương trình giáo dục mầm non, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non, xây dựng các tài liệu có liên quan đến sự phát triển toàn diện của trẻ; làm căn cứ đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi của các cơ sở giáo dục mầm non; đồng thời giúp các bậc cha mẹ nâng cao nhận thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một...
T.Dũng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mỹ Ngân
Dung lượng: 39,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)