Chủ điểm : Ngành nghề Tuần 17 - Nguyễn Thị Lan

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lan | Ngày 05/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Chủ điểm : Ngành nghề Tuần 17 - Nguyễn Thị Lan thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

17:
CHỦ ĐIỂM: NGÀNH

SƠ ĐỒ MẠNG :



















TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:
Phát triển thể chất:
Thực hiện được 1 số việc đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày ( đánh răng, rửa mặt, rửa tay, cầm muỗng xúc cơm, lấy, cất đồ dùng…).
Có 1 số thói quen, hành vi tốt trong ăn uống và vệ sinh phòng bệnh.
Có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân( đi, chạy, nhảy, bò, trường, trèo …).
Biết tránh những vật gây nguy hiểm, nơi không an toàn.
Biết ăn đa dạng các món ăn, ăn đủ chất có lợi cho sức khỏe và cho người lao động.
Biết giữ gìn vệ sinh: rửa tay, chân sạch sẽ sau khi chơi và lao động.
Phát triển nhận thức:
Trẻ biết có nhiều nghề khác nhau và nhận ra sự khác nhau, giống nhau của các nghề qua tên gọi, một số đặc điểm nổi bật ( trang phục, đồ dùng, sản phẩm…) và lợi ích của các nghề.
Dạy trẻ ôn tập, nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ.
Biết tên gọi của một số nghề, tên đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm của các nghề khác nhau.
Phát triển ngôn ngữ:
Nhận dạng được các chữ cái và phát âm đúng chữ cái.
Diễn đạt được mong muốn, nhu cầu và suy nghĩ bằng nhiều loại câu.
Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại chuyện.
Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, bài hát, ca dao, đồng dao.
Tham gia có sáng tạo trong các hoạt động ngôn ngữ: đóng kịch, kể chuyện.
Thuộc và đọc diễn cảm các bài thơ về chủ đề ngành nghề.
Mạnh dạn, tự tin, chủ động trong giao tiếp.
Biết kể, nói về những điều đã quan sát được qua thực tế, qua tranh ảnh có liên quan đến các nghề.
Phát triển thẩm mỹ:
Thích tìm hiểu và bộc lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống.
Thích nghe nhạc, chăm chú lắng nghe và nhận ra những giai điệu khác nhau của các bài hát, bản nhạc.
Hát đúng, thể hiện sắc thái tình cảm qua các bài hát theo chủ đề.
Biết thể hiện những cảm xúc khác nhau qua cử chỉ, lời nói trước vẻ đẹp phong phú của các loại đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của các nghề.
Thể hiện sự vui thích khi tham gia các hoạt động tạo hình: vẽ, nặn, xé, cắt dán tạo ra một số sản phẩm tạo hình thể hiện những hiểu biết đơn giản về một số nghề quen thuộc.
Phát triển tình cảm xã hội:
Biết lợi ích của các nghề là làm ra sản phẩm( lúa, gạo, mì, vải, quần áo…) cần thiết cho sinh hoạt và phục vụ cho đời sống con người.
Biết quý trọng các sản phẩm do người lao động làm ra, biết tiết kiệm và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, các vật dụng trong gia đình, lớp học.
Có cử chỉ, lời nói kính trọng, lễ phép đối với người lớn và yêu quý các cô chú, bác làm các nghề khác nhau.

CHỦ ĐỀ: NGÀNH
18/11- 20/12/2013
CHỦ ĐỀ: GIÚP ĐỠ CỘNG ĐỒNG.
Từ 16 / 12 – 20 / 12 / 2013
* Phát triển nhận thức:
-Trẻ nhận biết trong xã hội có nhiều nghề,ích lợi của các nghề đối với đời sống con người.
- Biết phân biệt một số nghề phổ biến và một số nghề truyền thống.
- Biết phân loại công cụ sản phẩm của từng nghề
-Dạy trẻ ôn tập, nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ.


*Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ nghe và hiểu nội dung các bài thơ, câu ca dao, chuyện theo chủ để.
- Trẻ sử dụng ngôn ngữ để nói về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Trẻ sử dụng đúng thuật ngữ toán học, phát âm đúng chữ cái.
- Đọc diễn cảm các bài thơ theo chủ đề.

*Phát triển thể chất:
- Rèn luyện kỹ năng vận động, sự phối hợp giữa tay và chân.
- Trẻ vận động mạnh dạn, tự tin.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện các thao tác vệ sinh.


*Phát triển tình cảm xã hội:
- GD trẻ biết bảo vệ, giữ gìn sức khỏe trước sự thay đổi của thời tiết.
- Có thói quen văn minh, lịch sự trong ăn uống.
-Biết tiết kiệm điện- nước.



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lan
Dung lượng: 264,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)