Chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hòa | Ngày 05/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN II

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG “MỘT NGÀY TÍCH HỢP”
Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010

CHỦ ĐỀ NHÁNH


Hoạt động có chủ đích 1: Hoạt động phát triển nhận thức
Khám Phá Khoa Học
Đề Tài: 
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ biết đơn giản về các hiện tượng thên nhiên ( Lũ lụt, sóng thần, núi lửa…) và tác hại của chúng gây ra.
Phát triển kĩ năng hoạt động theo nhóm, tập thể.
Giáo dục trẻ tình cảm yêu mến, quan tâm, chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn.
Biết bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường sống và bảo vệ thiên nhiên.
CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1/ Đón trẻ:
Gợi ý cho trẻ nói về những hiểu biết của trẻ về một số hiện tượng thiên nhiên.
Nói những cảm xúc của mình hôm nay khi đến lớp.
Thể dục buổi sáng: Tập với gậy theo nhạc.
2/ Hoạt động có chủ đích:
2.1. Chuẩn bị môi trường hoạt động:
- Không gian tổ chức: Ở lớp học.
- Đồ dùng phương tiện: Power point hình ảnh về thiên tai, lũ lụt, sóng thần, núi lửa, mưa đá…; Thùng quà, giấy, bút màu, một số bài hát…
2.2. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, trải nghiệm.
2.3. Tiến hành hoạt động có chủ đích:
a/ Mở đầu hoạt động: Trò chuyện gây hứng thú cho trẻ.
Cô đọc một số tin tức về lũ lụt, hạn hán hoặc sóng thần trên báo cho trẻ nghe.
Hỏi trẻ về một số hiện tượng thời tiết mà trẻ biết theo ý hiểu của trẻ.
b/ Hoạt động trọng tâm:
Cô mở Power point trình chiếu cho trẻ xem thiên tai xảy ra ở nước ta và trên thế giới ( Lũ lụt, sóng thần, bão, núi lửa).
Cô cùng trẻ đàm thoại về những hình ảnh trên màn hình:
+ Lũ Lụt:
Các con cảm nhận thế nào qua hình ảnh cô vừa cho các con xem.
Lũ lụt nó như thế nào? ( Nước chảy mạnh, cuốn trôi tất cả mọi thứ, gây nguy hiểm cho con người)
Vì sao có hiện tượng lũ lụt xảy ra?
Các con hãy kể những tác hại mà lũ lụt gây ra cho con người ?
Để phòng chống lũ lụt chúng ta phải làm gì?
+ Hạn Hán:
Các con quan sát trên màn hình các con thấy thế nào?
Cuộc sống của con người như thế nào? ( Thiếu nước uống, không có nước để sinh hoạt ăn uống, tắm , giặt…)
Đất đai như thể nào? (Khô cằn, nứt nẻ…)
Cây cối như thế nào? (Thiếu nước, chết, héo, khô…)
Vì sao có hiện tượnghạn hán?
Các con hãy kể những tác hại mà hạn hán gây ra?
Để phòng chống hạn hán chúng ta phải làm gì?
+ Núi lửa:
Các con thấy hình ảnh gì đây?
Núi lửa phun như thế nào?
Vì sao có hiện tượng núi lửa xảy ra?
Để thiên tai không xảy ra , ta cần phải làm gì?
- Giáo dục trẻ tình cảm yêu mến, quan tâm, chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn; Biết bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường sống và bảo vệ thiên nhiên.
- Để giúp đỡ mọi người đang gặp khó khăn do thiên tai xảy ra, con cần phải làm gì?
* Chơi trò chơi: “Chuyển quà giúp những bạn gặp thiên tai, lũ lụt”
- Cô tổ chức cho cả lớp đứng thành hai hàng dọc, trẻ chơi chuyển quà qua đầu để tặng cho các bạn.
- Cô giải thích luật chơi và cách chơi sau đó cho trẻ chơi.
* Chơi trò chơi: “Bé vẽ tranh về ước mơ của bé”
- Cô tổ chức cho trẻ chia thành ba nhóm mỗi nhóm sẽ vẽ những bức tranh mơ ước của mình. Cô nhận xét các bức tranh trẻ vẽ về nội dung của bức tranh đó.
c/ Kết thúc hoạt động: Cho trẻ trang trí tranh xung quanh lớp học.
Hoạt động 2: Hoạt động phát triển thể chất.

Đề Tài: .
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ biết chuyền bóng bằng hai tay qua đầu, ra sau.
Rèn luyện cơ tay, cơ chân khéo léo cho trẻ.
Biết xếp hàng, chuyển đội hình nhanh nhẹn.
Tập các động tác bài tập phát triển chung đều, đẹp.
1. Chuẩn bị môi trường hoạt động:
- Không gian tổ chức: Ở lớp học.
- Đồ dùng phương tiện: Sân bãi sạch sẽ, bằng phẳng, 3 quả bóng.
2. Tiến hành hoạt động có chủ đích:
* Mở đầu hoạt động:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hòa
Dung lượng: 216,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)