Chủ đề gia đình
Chia sẻ bởi Mai Đào Ngọc Mạnh |
Ngày 05/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: chủ đề gia đình thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
Trần Thị Thu Hiền – Lớp 12C
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Đề tài : ĐỒ DÙNG CÓ ĐÔI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nhận biết những đồ dùng có đôi mới sử dụng được: giày, dép, vớ, găng tay, đũa, ... - Phân biệt công dụng, chất liệu và chức năng sử dụng của từng loại đối tượng. - Nắm vững yêu cầu hoạt động, rèn thói quen phản xạ nhanh với hiệu lệnh của cô. - Phát triển tư duy ngôn ngữ , chú ý, ghi nhớ có chủ định và óc tưởng tượng phong phú. - Giáo dục trẻ chú ý thực hiện theo các yêu cầu của hoạt động nhận thức. II. CHUẨN BỊ: - Một số đồ dùng có đôi có nhiều kiểu dáng và chất liệu khác nhau : găng tay, vớ, giày dép, đũa, ... - Những đôi dép trong lớp mang vừa chân trẻ, rèn cách mang dép đúng . - Tập TH & KP cùng bút màu cho trẻ. III. TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: - TC "Cô bảo": cô yêu cầu trẻ chỉ những bộ phận trên cơ thể có số lượng 2 (gọi là đôi) như: đôi mắt, đôi tay, đôi chân, ... - Trò chuyện với trẻ: + Những đồ dùng nào khi sử dụng cũng có đôi như vậy? (gợi ý cho trẻ khám phá những đồ dùng sử dụng cho đôi tay, đôi chân, ... ) + Đôi găng tay sử dụng để làm gì? ... Khi nào thì mang găng tay? + Găng tay thường làm bằng chất liệu gì nhỉ? (vải thun, len, cao su, ni lon, ... ) + Các bạn mang vớ vào lúc nào? ... Mang vớ chung với gì ? (mang chung với giày) + Người ta thường mang giày đi đâu? (đi chơi xa, đi dự tiệc, ... ) + Mang dép để làm gì? (cho trẻ đọc bài thơ " Đi dép" của Phạm Hổ: Chân được mang dép Thấy êm êm là! Dép cũng vui lắm Được đi khắp nhà + Còn loại đồ dùng nào phải có đôi mới sử dụng được ? (đôi đũa) + Một đôi đũa có mấy chiếc đũa? ... Đũa thường được làm bằng chất liệu gì? - TC "Hãy nói nhanh": cô làm các động tác cho trẻ nói thật nhanh tên đồ dùng ... (cô vẫy đôi tay ra phía trước, dậm chân, làm động tác cầm đũa gắp thức ăn, ... ) * Hoạt động 2: - TC "Đồ dùng tìm đôi ": cô chia trẻ thành 3 nhóm có số lượng bằng nhau, yêu cầu mỗi nhóm tìm đôi cho một nhóm đối tượng khác nhau (găng tay, vớ, đũa ) + Cách chơi: cô để sẵn trên bàn trước mặt mỗi nhóm 1 số đồ dùng cùng loại chỉ có một chiếc (nhưng có nhiều kiểu dáng khác nhau) , khi nghe hiệu lệnh thì lần lượt từng trẻ ở mỗi nhóm chạy lên tìm một vật có kiểu dáng giống hệt đặt bên cạnh 1 vật mà trẻ chọn . + Luật chơi: Phải giống hệt kiểu dáng, chất liệu, màu sắc ... - Kiểm tra kết quả: gợi ý trẻ loại đôi nào chưa đúng, cùng đếm SL đôi chọn đúng của mỗi nhóm. * Hoạt động 3: - TC "Những chiếc dép tìm đôi": cô gợi ý cho trẻ quan sát kỹ đôi dép mang trong lớp, ... + Thế nào là một đôi dép ? (2 chiếc dép có chiều dài bằng nhau, kiểu dáng giống nhau) + Dép phải và dép trái có gì khác nhau? + Đôi dép mang vào chân thế nào cho đúng? - Cách chơi: cho trẻ di chuyển theo đội hình vòng tròn , chân mỗi trẻ chỉ mang một chiếc dép, chiếc dép còn lại cô để chung vào giữa vòng tròn . Cho trẻ cùng nắm tay đi vòng quanh, vừa đọc bài thơ "Đi dép" , vừa dứt câu cuối cùng thì tất cả cùng chạy vào giữa vòng tìm chiếc dép còn lại mang vào chân cho đúng . - Luật chơi: chiếc dép tìm phải phù hợp (đúng cỡ dép) - Sau mỗi lần chơi cô cho trẻ đổi chân mang dép, tự ý bỏ chiếc dép còn lại vào giữa vòng tròn . * Cho trẻ thực hành bài tập trong tập TH & KP + Hướng dẫn trẻ chú ý chiếc giày trái và chiếc giày phải , nối lại thành đôi , đếm số lượng đôi giày vừa nối , điền số vào ô trống cho thích hợp ... + Gợi ý trẻ quan sát hoạt động của từng bạn trong các hình vẽ , nối từng đôi bạn có những hoạt động giống nhau (cùng tưới cây, cùng đọc sách, cùng bơi thuyền, cùng đi xe đạp)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mai Đào Ngọc Mạnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)