Chư cai u ư
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huệ |
Ngày 05/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: chư cai u ư thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
GIÁO ÁN LÀM QUEN CHỮ CÁI
Chủ điểm: Nghề nghiệp
Đề tài: Làm quen chữ cái u,ư
Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
Lớp: A3 - Trường MN Bình Minh I
Thời gian: 35 -40phút
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huệ
Năm học: 2013 - 2014
GIÁO ÁN LÀM QUEN CHỮ CÁI
Chủ điểm: Nghề nghiệp
Đề tài: Làm quen chữ cái u,ư
Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
Lớp: A3 - Trường MN Bình Minh I
Thời gian: 35 - 40 phút
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huệ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết một số nghề trong xã hội
- Trẻ biết cách nhận biết và phát âm đúng chữ cái u,ư
- Trẻ biết được đặc điểm cấu tạo của chữ u,ư
- Trẻ hiểu cách chơi, luật chơi
2. Kỹ năng
- Trẻ nhận biết và phát âm rõ, đúng chữ cái u,ư
- Trẻ phân biệt sự giống và khác nhau của hai chữ u,ư qua đặc điểm cấu tạo các nét
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động
II CHUẨN BỊ
1. Địa điểm: Lớp học
2. Đội hình: Theo hình chữ U, theo nhóm
3. Xây dựng môi trường học tập: Theo chủ đề nghề nghiệp
4. Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử
- Bài giảng điện tử: Powerpoint
- Lô tô chữ u,ư ( Thẻ chữ to)
- Que chỉ
5. Đồ dùng của trẻ
- Lô tô chữ u, ư ( Thẻ chữ nhỏ)
- Bóng có dán chữ u, ư
- Rổ đựng bóng
III CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Cô cho trẻ chào khách
- Cô cho trẻ múa hát bài: "Công an tí hon"
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nhắc đến nghề gì?
+ Ngoài nghề công an các bé còn biết những nghề nào khác?
- Giáo dục trẻ: ngoan ngoãn vâng lời ông bà cha mẹ, cô giáo
2. Nội dung chính:
2.1 Làm quen chữ u
- Cô cho trẻ xem hình ảnh: "Gặt lúa"
- Dưới hình ảnh gặt lúa cô có cụm từ " Gặt lúa"- Cho trẻ đọc
- Cho trẻ tìm chữ cái đã học
- Cô kích chuột để chữ “ u” bay ra
- Ai đã biết về chữ cái này?
- Cô phát âm chữ cái ‘‘u’’ ( 3lần)
- Cô cho cả lớp,tổ, nhóm,cá nhân phát âm
- Cô cho trẻ quay mặt vào nhau phát âm
- Các con có nhận xét gì về cấu tạo của chữ ‘‘u’’?
- Cô chính xác lại cấu tạo của chữ ‘‘u’’: Gồm một nét móc dưới và một nét xổ thẳng
- Cô giới thiệu chữ ‘‘u’’ in hoa,in thường, viết thường, Tuy ba chữ có cách viết khác nhau nhưng đều được phát âm là ‘‘u’’
2.2 Làm quen chữ “ư”
- Cô cho trẻ xem hình ảnh: "Cày bừa"
- Dưới hình ảnh cày bừa cô có cụm từ " Cày bừa"
- Cho trẻ đọc
- Cho trẻ tìm chữ cái đã học
- Cô kích chuột để chữ “ư” bay ra
- Ai đã biết về chữ cái này?
- Cô phát âm chữ cái “ư” ( 3lần)
- Cô cho cả lớp,tổ, nhóm,cá nhân phát âm
- Cô cho trẻ chơi trò chơi "Truyền tin"
- Các con có nhận xét gì về cấu tạo của chữ “ư” ?
- Cô chính xác lại cấu tạo của chữ “ư”: Gồm một nét móc dưới và một nét xổ thẳng và một cái móc nhỏ ở phía trên của nét xổ thẳng
- Cô giới thiệu chữ “ư” in hoa, in thường, viết thường,
- Tuy ba chữ có cách viết khác nhau nhưng đều được phát âm là “ư”
2.3 So sánh chữ “u” – “ư”
- Ai có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo của hai chữ cái “u”, “ư” ( Đặc điểm giống nhau và khác nhau)
- Cô củng cố lại
2.4 Ôn luyện:
- Cô cho trẻ lấy chữ cái theo yêu cầu của cô
+ Khi cô nói đến chữ cái nào trẻ tìm chữ cái đó giơ lên và đọc to
+ Cô nói đặc điểm cấu tạo chữ cái nào trẻ tìm chữ cái đó giơ lên và đọc to
3. Luyện tập:
3.1 Trò chơi: " Ong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Huệ
Dung lượng: 87,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)