Cho tôi đi làm mưa với

Chia sẻ bởi hoathuytinh699 | Ngày 06/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: cho tôi đi làm mưa với thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN ÂM NHẠC
 
 
Dạy hát:                         Cho tôi đi làm mưa với. Nghe hát:                       Mưa rơi.  Vận động theo nhạc:      Vỗ tay theo nhịp.   Trò chơi âm nhạc:          Chim gõ kiến.

TIẾT 1
I. Mục đích yêu cầu:
    - Trẻ nhớ được tên bài hát, biết hát, thuộc bài hát "Cho tôi đi làm mưa với" hát nhịp nhàng theo nhạc.     - Trẻ nghe bài hát "Mưa rơi" thuộc dân ca Xá.      - Trẻ hiểu được nội dung của bài hát được nghe.
II. Chuẩn bị:
    - Đàn, máy, băng casset, nhạc cụ.
III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

1.  Ổn định giới thiệu:      -   " Nhiều giọt thi nhau            Rơi mau xuống đất            Không nhanh tay cất            Ước cả áo quần".                    Đó là cái gì?      - À, đúng rồi đó là mưa. Khi trời mưa nếu chúng ta không nhanh tay cất quần áo thì sẽ bị ước.      - Khi mưa thì ai được xanh tốt, tắm mát?      - Cô biết có một bài hát nói về mưa của nhạc sĩ Hoàng Hà đó là bài "Cho tôi đi làm mưa với".
 - Mưa. -Thưa cô cây cối.
 

2.  Tiến hành:      a. Dạy hát:      - Lần 1: hát + đàn.           - Đàm thoại:            • Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? Của nhạc sĩ nào?            • Cô đố các con bài hát này nói về điều gì?      - Bài hát này nói về một em bé muốn được làm mưa nên đã xin chị gió để được làm mưa nhằm giúp cho cây xanh lá, hoa lá được tốt tươi, giúp cho đời không phí hoài rong chơi.      - Lần 2: Cô hát + cử chỉ điệu bộ + đàn.      - Lần 3: Cô đánh nhịp cho trẻ hát.       b. VĐTN:      - Để hát hay bài hát "Cho tôi đi làm mưa với" thì các con phải kết hợp với vỗ đệm bằng trống lắc.      - Lần 1: Cô hát + vỗ tay theo nhịp.      - Lần 2: Cô hát + vỗ tay theo nhịp + giải thích.      - Các con xem cô bắt đầu vỗ vào từ nào của bài hát nha.      - Cho tôi đi làm mưa với.             v         v          v      - À, đúng rồi cô bắt đầu vỗ vào từ "Cho" và mở ra. Sau đó cô vỗ và mở đều cho đến cuối bài hát vào từ "chơi".      => Cô hát + vỗ tay theo nhịp lại toàn bộ bài hát.      - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.      => Sau mỗi lần trẻ thực hiện thì cô sửa sai.      c. Nghe hát:      - Chúng ta vừa hát bài hát nói về mưa. Vậy cô cũng sẽ hát một bài hát nói về mưa cho các con nghe, đó là bài "Mưa rơi" dân ca Xá, các con có thích không?      - Lần 1: Cô hát + đàn.      - Đàm thoại:            • Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? thuộc dân ca nào?            • Các con thấy bài hát này thế nào (về nhịp điệu, về nội dung).            • Bài hát này nói về mưa rơi làm cho cây thêm tốt tươi, trong xanh.      - Lần 2: Cô mở máy + múa minh họa.      d. TCÂN:      - Trò chơi "Chim gõ kiến".      - Hôm nay có chim gõ kiến đến thăm lớp mình. Bây giờ mình cho chim gõ kiến ăn nhé. Các con chú ý xem chim gõ kiến ăn theo kiểu tiết tấu nào nha.      - Luật chơi: Trẻ bịt mắt nghe bạn mình gõ tiết tấu và phân biệt đó là loại tiết tấu nào.      - Lần 1: Cô hát + gõ đệm 1 kiểu tiết tấu.      - Lần 2: Cô gõ 2 tiết tấu liên tục không hát.      - Lần 3: Một trẻ làm chim gõ kiến gõ 2 hoặc 3 loại tiết tấu, một trẻ bị bịt mắt đoán.      - Lần 4: 2-3 trẻ làm chim gõ kiến gõ một loại tiết tấu, một trẻ bị bịt mắt đoán.
- "Cho tôi đi làm mưa với" của nhạc sĩ Hoàng Hà. - Dạ nói về bạn muốn làm mưa... - Trẻ hát theo nhịp tay của cô (cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân). - Nếu trẻ vỗ nhịp tốt có thể vỗ TTPH. - Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân (kết hợp nhạc cụ gõ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: hoathuytinh699
Dung lượng: 38,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)