Chiếc nón lá

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tú Nga | Ngày 05/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: chiếc nón lá thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:


I .MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiến thức :
Trẻ biết đặc điểm, cấu tạo, công dụng của nhiều loại nón lá Việt Nam.
Trẻ biết lợi ích của chiếc nón lá đối với đời sống con người.
Trẻ biết trang trí một số kiểu cho chiếc nón lá.
Kỹ năng:
Phát triển khả năng quan sát, phán đoán, suy luận.
Phát triển vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc và trả lời trọn câu.
Thái độ:
Trẻ biết tự hào về quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
Trẻ yêu quý và trân trọng những sản vật của quê hương đất nước.

II. CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng của cô:
Giáo án Power Point
Máy vi tính, máy đèn chiếu
Áo dài, nón lá
2. Đồ dùng của cháu:
Nhiều quả trái cây bằng nhựa.
Mỗi trẻ 1 cái nón lá.
2 Ngôi nhà
Nguyên vật liệu mở để trẻ trang trí chiếc nón lá
3.Tích hợp:
HĐPTTM: Âm nhạc
HĐPTNT: Làm quen toán
HĐPTNN: Làm quen văn học
Trò chơi

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. HOẠT ĐỘNG 1 : Quê hương của bé
- Cô mặc áo dài, đội nón lá và hát bài hát “Quê hương”. (Slide 4)
- Các con thấy hôm nay cô có gì khác hơn so với mọi ngày không?
- Con biết gì về chiếc áo dài Việt Nam? (Áo dài trang phục truyền thống cuản người việt Nam, là quốc phục của người phụ nữ Việt Nam)
- Con biết gì về chiếc nón lá? (Che nắng, che mưa, gắn liền với hình ảnh của người nông dân Việt Nam)
- Áo dài và nón lá là 2 hình ảnh gắn liền với người Việt Nam, khi người phụ nữ mặc áo dài với chiếc nón lá làm cho người phụ nữ thêm dịu dàng nhưng không kém phần hiện đại đó các con ạ!
- Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về chiếc nón lá các con nhé!
HOẠT ĐỘNG 2 : Bé tìm hiểu chiếc nón lá
- Bài thơ: Chiếc nón miền nắng gắt Tặng người xứ tuyết xa Để khi lòng nhớ nắng Trong nón hiện hình hoa (Cô và trẻ cùng đọc bài thơ của Chế Lan Viên)
1. Cách làm nón lá:
- Các con có biết chiếc nón lá được làm ra nhưng thế nào không?
- Cho trẻ xem một số hình ảnh làm nón lá (Slide 7 – 11).
- Đàm thoại:
Nón lá được làm bằng nguyên liệu gì?
Nón lá có dạng hình gì?
Nón lá màu gì?
Dùng để làm gì?
Người làm nón được gọi tên chung là gì? (thợ thủ công, nghệ nhân)
- Cho trẻ xem 1 đoạn phim người nghệ nhân đang làm nón lá (Slide 12).
- Người ta chuốt 16 thanh tre làm thành 16 vòng tròn to nhỏ khác nhau, cái sau nhỏ hơn cái trước, cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu. Tất cả xếp vào khuông hình chóp. May 1 đầu lá và xếp chồng khít trên khuông, sau đó người ta may lá dính vào các vòng tròn bằng chỉ cước, còn gọi là “chằm nón”. Nón lá mỏng nên mau hư khi gặp mưa nhiều. Khi đội, nón cần phải có quai để giữ nón không bị rơi xuống. Khi nón đã cũ ránh người ta còn gọi là “nón cời”
2. Công dụng của nón lá:
- Ngoài công dụng che mưa, che nắng các con còn biết nón làm được những gì nữa không?
- Cho trẻ xem một số hình ảnh (Slide 13 - 19):
+ Nón lá đội ra đồng
+ Nón có thể quạt mát khi nóng nực
+ Biểu diễn thời trang nón lá
+ Múa nón lá
+ Trang trí nón lá
+ Làm quà cho khách du lịch đến thăm Việt Nam
+ Có thể làm bình cắm hoa
3. Có nhiều loại nón làm từ lá: (Slide 20 - 2
5)
- Nón bài thơ Huế: Làm bằng lá trắng, có thể lộng hình, thơ hoặc thêu
- Nón quai thao (nón ba tầm): là nón của phụ nữ Bắc Bộ, làm bằng lá cọ thường dùng trong dịp biểu diễn nghệ thuật
- Nón ngựa: Làm bằng lá dứa, đội khi cưỡi ngựa
- Nón dấu: của lính thời phong kiến
- Nón rơm: làm bằng rơm thường đội đi biển
- Nón lá sen: làm bằng lá sen.
- Xem nhiều kiểu dáng nón khác nhau làm từ lá (Slide 26).
- Các con thấy nón làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu bằng lá nón, lá cọ, chiếc nón được bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làm ra. Nón lá bình dị, đoan
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tú Nga
Dung lượng: 167,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)