Cách chăm sóc trẻ mẫu giáo khi ở nhà

Chia sẻ bởi Hoàng Toan | Ngày 05/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: cách chăm sóc trẻ mẫu giáo khi ở nhà thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG MN THANH THÙY
Năm học: 2015-2016
CHA MẸ TRẺ NÊN BIẾT
CÁCH CHĂM SÓC CHO TRẺ TRONG ĐỘ TUỔI MẪU GIÁO KHI Ở NHÀ

Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo rất hiếu động và thích tham gia nhiều trò chơi khác nhau. Do đó không tránh khỏi trẻ phải tiếp xúc trực tiếp với nhiều nguồn không vệ sinh.
Để giúp cho trẻ tránh được một số bệnh đặc biệt là những bệnh nhiễm trùng nhiễm khuẩn cần tạo cho trẻ một thói quen dinh dưỡng và vệ sinh khoa học.
1. Dinh dưỡng
Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo có nhu cầu năng lượng bằng 2/3 so với nhu cầu năng lượng của người lớn. Tuy nhiên do hệ thống tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện, dạ dày còn non yếu nên chưa thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng một lúc. Vì vậy để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cần thiết, trẻ phải được cho ăn khoảng 5 bữa/ngày bao gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ.
Các bữa chính phải đảm bảo đầy đủ các loại chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết. Các bữa phụ nên cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn mềm như súp, cháo, sữa, phở, bún, bánh…Ở độ tuổi này, trẻ có thể ăn được các món ăn giống như người lớn, trừ các gia vị cay, chua.
Hầu hết các trường mẫu giáo đều đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng theo tiêu chuẩn chung của bộ giáo dục. Một bữa sáng lúc 7 giờ sáng (có thể cho trẻ ăn sáng ở nhà), một bữa phụ lúc 9 giờ, một bữa chính lúc 10 giờ 30 và một bữa phụ lúc 3 giờ chiều.
Một số trường hợp bố mẹ lo con không đủ chất khi ở nhà trẻ, có thể cho trẻ ăn thêm bằng cách cho trẻ ăn bữa sáng ở nhà trước khi đến trường, bữa chiều sau khi đón về và bữa tối để đảm bảo trẻ ăn đủ số lượng trong ngày. Đối với những ngày trẻ được nghỉ ở nhà, bạn cũng cần phải duy trì chế độ dinh dưỡng tương tự và phân bố thời gian giữa các bữa để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho trẻ một ngày.
Giai đoạn này trẻ đang dần thích nghi với môi trường mới, có thêm bạn bè và những trò chơi mới. Do đó trẻ cần bố mẹ quan tâm nhiều hơn nữa tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Mỗi ngày bạn cần cung cấp cho trẻ đủ 400-600ml sữa. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng mỗi ngày của trẻ cũng cần đảm bảo đủ năng lượng, đạm, các vitamin và khoáng chất cần thiết.
Tiêu chuẩn của một số loại chất dinh dưỡng như năng lượng 1.300-1.400 Kcal, gạo 150-250g (100g gạo tương đương với 200g bún hoặc bánh phở, 140g bánh mì), thịt, cá, tép (nạc) 100g, dầu 20-25g, rau (đã làm sạch) 100-150g. Cần cho trẻ ăn thêm nhiều rau xanh và hoa quả chín như đu đủ, xoài, chuối, cam, quýt, hồng xiêm…
Lưu ý hạn chế cho trẻ ăn các loại bánh, kẹo, đồ ngọt vì nó không có lợi cho men răng của trẻ. Loại đồ ăn ngọt cũng khiến gây ra cảm giác no giả khiến trẻ không muốn ăn khi vào bữa hoặc ăn được ít hơn.
2. Vệ sinh
Trẻ trong độ tuổi này rất hiếu động và thích tham gia nhiều trò chơi khác nhau. Do đó không tránh khỏi trẻ phải tiếp xúc trực tiếp với nhiều nguồn không vệ sinh. Để giúp cho trẻ tránh được một số bệnh đặc biệt là những bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn cần tạo cho trẻ một thói quen vệ sinh khoa học.
Trẻ nên thường xuyên được rửa mặt mũi chân tay sạch sẽ. Cắt dũa móng tay móng chân để tránh vi khuẩn giữ lại bên trong móng. Quần áo cho trẻ nên đảm bảo sạch sẽ, hợp thời tiết, hợp vệ sinh, không cho trẻ đi chân đất trên nền nhà bẩn, bụi đất, ẩm ướt, trời lạnh phải đi giày dép, tất giữ ấm đôi chân. 
Ngoài ra cần rèn luyện để trẻ biết giữ vệ sinh chung, không bôi bẩn lên tường, không khạc nhổ bừa bãi và biết bỏ rác vào thùng. Rèn luyện để trẻ có thói quen vệ sinh trong ăn uống, vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn, ăn không ngậm, không để vãi, biết thu dọn bát thìa, bàn ghế, súc miệng, lau miệng, uống nước, tiểu tiện đúng nơi quy định, rửa tay sau khi đi vệ sinh…cũng là cách giúp trẻ rèn luyện một thói quen sinh hoạt văn minh lịch sự, tránh mắc phải một số bệnh
Sưu tầm
Hoàng Toan

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Toan
Dung lượng: 62,78KB| Lượt tài: 3
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)