Các mức độ nhận thức

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Hương | Ngày 16/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Các mức độ nhận thức thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

1. Các mức độ nhận thức
Bảng tổng hợp các mức độ nhận thức
Mức độ
Sự thể hiện
Các hoạt động tương ứng

Nhận biết

Quan sát và nhớ lại thông tin, nhận biết được thời gian, địa điểm và sự kiện, nhận biết được các ý chính, nắm được chủ đề nội dung.
Liệt kê, định nghĩa, thuật lại, nhận dạng, chỉ ra, đặt tên, sưu tầm, tìm hiểu, lập bảng kê, trích dẫn, kể tên, ai, khi nào, ở đâu v.v...

Thông hiểu
Thông hiểu thông tin, nắm bắt được ý nghĩa, chuyển tải kiến thức từ dạng này sang dạng khác, diễn giải các dữ liệu, so sánh, đối chiếu tương phản, sắp xếp thứ tự, sắp xếp theo nhóm, suy diễn các nguyên nhân, dự đoán các hệ quả.
Tóm tắt, diễn giải, so sánh tương phản, dự đoán, liên hệ, phân biệt, ước đoán, chỉ ra khác biệt đặc thù, trình bày suy nghĩ, mở rộng, v.v...

Vận dụng (cấp độ thấp)
Sử dụng thông tin, vận dụng các phương pháp, khái niệm và lý thuyết đã học trong những tình huống khác, giải quyết vấn đề bằng những kỹ năng hoặc kiến thức đã học
Vận dụng, thuyết minh, tính toán, hoàn tất, minh họa, chứng minh, tìm lời giải, nghiên cứu, sửa đổi, liên hệ, thay đổi, phân loại, thử nghiệm, khám phá v.v...

Vận dụng cấp độ cao (sáng tạo)
Phân tích nhận ra các xu hướng, cấu trúc, những ẩn ý, các bộ phận cấu thành.
Sử dụng những gì đã học để tạo ra nhữg cái mới, khái quát hóa từ các dữ kiện đã biết, liên hệ những điều đã học từ nhiều lĩnh vực khác nhau, dự đoán, rút ra các kết luận.
So sánh và phân biệt các kiến thức đã học, đánh giá giá trị của các học thuyết, các luận điểm, đưa ra quan điểm lựa chọn trên cơ sở lập luận hợp lý, xác minh giá trị của chứng cứ, nhận ra tính chủ quan.
Có dấu hiệu của sự sáng tạo.
Phân tích, xếp thứ tự, giải thích, kết nối, phân loại, chia nhỏ, so sánh, lựa chọn, giải thích, suy diễn
Kết hợp, hợp nhất, sửa đổi, sắp xếp lại, thay thế, đặt kế hoạch, sáng tạo, thiết kế, chế tạo, điều gì sẽ xảy ra nếu?, sáng tác, xây dựng, soạn lập, khái quát hóa, viết lại theo cách khác
Đánh giá, quyết định, xếp hạng, xếp loại, kiểm tra, đo lường, khuyến nghị, thuyết phục, lựa chọn, phán xét, giải thích, phân biệt, ủng hộ, kết luận, tóm tắt v.v...


a. Nhận biết:
Là nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây, có nghĩa là có thể nhận biết thông tin, tái hiện, ghi nhớ lại,... Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức thể hiện ở chỗ HS có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, sự vật hiện tượng.
Có thể cụ thể hoá các yêu cầu như sau :
+ Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, biểu tượng, sự vật, hiện tượng hay một thuật ngữ địa lí nào đó,..
+ Nhận dạng: hình thể, địa hình, vị trí,...
+ Liệt kê và xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố, các hiện tượng.
Ví dụ:
- Trình bày khái niệm sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước.
- Nêu sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.
- Dựa vào bản đồ thế giới, nêu vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ.
- Dựa vào Atlats Địa lí Việt Nam, cho biết 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta và sản phẩm chuyên môn hóa của từng vùng.
- Kể tên các tỉnh/thành phố ở Đồng bằng sông Hồng...
b. Thông hiểu:
Là khả năng nắm được, hiểu được, giải thích và chứng minh được các sự vật và hiện tượng địa lí. Học sinh có khả năng diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình, sử dụng được kiến thức và kĩ năng trong tình huống quen thuộc
Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu :
+ Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân về khái niệm, tính chất của sự vật hiện tượng.
+ Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng.
+ Lựa chọn, sắp xếp lại những thông tin
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Hương
Dung lượng: 38,92KB| Lượt tài: 4
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)