Các bài Luyện tập

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu | Ngày 03/05/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: Các bài Luyện tập thuộc Hình học 8

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY, CÔ ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY

MÔN TOÁN – LỚP 8A1

GV: Nguyễn Bá Thuận
Trường: THCS Lê Hồng Phong
Huyện CưM`gar - Đaklak
Năm học:2015 - 2016
KIỂM TRA BÀI CŨ
* Các câu sau đúng hay sai ?
a/ Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành.
b/ Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành.
c/ Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
d/ Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình bình hành.
Đáp án
a/ Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành.

Đúng
ABCD có AB // CD
AB = CD
? AD // BC
? ABCD là hình bình hành (Dấu hiệu 3)
Đáp án
b/ Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành.

Đúng
ABCD có AB // CD
AD // BC
? ABCD là hình bình hành (Dấu hiệu 1)
Đáp án
c/ T? giỏc cú hai c?nh d?i b?ng nhau l� hỡnh bỡnh h�nh.

Sai
Ví dụ như hình thang cân MNPQ có hai cạnh đối bằng nhau (MQ = NP) nhưng MNPQ không phải là hình bình hành.
Đáp án
d/ Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình bình hành.

Sai
Ví dụ như hình thang cân MNPQ có hai cạnh bên bằng nhau (MQ = NP) nhưng MNPQ không phải là hình bình hành.
1.Bài tập 47 (Trang 93/sgk):
Hãy nêu giả thiết, kết luận của bài toán?
Cho hình 72, trong đó ABCD là hình bình hành.
CMR: AHCK là hình bình hành.
Gọi O là trung điểm của HK, CMR 3 điểm A, O, C thẳng hàng.
Tiết 13: LUYỆN TẬP
Tiết 13: Luyện tập
+Dựa vào những yếu tố nào để chứng minh tứ giác AHCK là hình bình hành?
Phân tích: a)
 Dựa vào 5 dấu hiệu.
1.Bài tập 47 (Trang 93/sgk):
+Quan sát hình 72 ta thấy tứ giác AHCK có đặc điểm gì?
 AH // CK vì cùng vuông góc với DB.
+Cần thêm yếu tố để khẳng định AHCK là hình bình hành?
 AH = CK hoặc AK // CH.
+Muốn chứng minh AH = CK ta phải chứng minh điều gì?
 Chứng minh  AHD =  CKB
Hai tam giác bằng nhau
Tiết 13: Luyện tập
+  AHD =  CKB ?
Chứng minh:
Xét  AHD và  CKB có: (gt)
AD = CB (tính chất hình bình hành)
B1 = D1 (so le trong)
  AHD =  CKB (cạnh huyền, góc nhọn)
1.Bài tập 47 (Trang 93/sgk):
a) Tứ giác AHCH là hình bình hành
Theo bài ra ta có: AH  DB và CK  DB
 AH // CK (1)
Mặt khác:  AHD =  CKB
 AH = CK (2)
Từ (1) và (2)  AHCK là hình bình hành (dấu hiệu 3)
Tiết 13: Luyện tập
Chứng minh: b)
Dựa vào tính chất về đường chéo của hình bình hành.
Vì O là trung điểm của HK (gt) mà AHCK là hình bình hành (chứng minh ở câu a)  O cũng là trung điểm của đường chéo AC (tính chất về đường chéo)
 A, O ,C thẳng hàng.
Muốn chứng minh 3 điểm A, O , C thẳng hàng ta dựa vào tính chất nào?
1.Bài tập 47 (Trang 93/sgk):
Tiết 13: Luyện tập
2.Bài tập 48 (Trang 93)
Hãy nêu giả thiết, kết luận của bài toán?
Tứ giác ABCD có E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Tứ giác EFGH là hình gì? Vì sao?
Theo em tứ giác HEFG là hình gì?
*Muốn chứng minh EFGH là hình bình hành
ta dựa dấu hiệu nào?Phải chứng minh điều gì?
EF ; HG có quan hệ gì với AC?
Cần chứng minh EF // HG? EF = HG?
Tiết 13: Luyện tập
Theo bài ra E, F, G, H lần lượt là trung điểm của AB ; BC ; CD; DA nên:
EF là đường trung bình của ABC  EF // AC và EF = 1/2 AC (1)
Chứng minh:
2.Bài tập 48 (Trang 93)
Tương tự HG là đường trung bình của ADC  HG // AC và HG = 1/2 AC (2)
Từ (1) và (2)  EF // HG và EF = HG.
 Tứ giác EFGH là hình bình hành (Dấu hiệu 3)
Bài tập vận dụng thực tế
Một con kênh hai bờ thẳng song song. Cổng hai xã P và Q ở hai phía con kênh. Hai bên bàn nhau bắc một chiéc cầu qua con kênh và đắp đường để đi lại giữa P và Q. Hãy xác định xem vị trí cầu chỗ nào để đường đi từ P đến Q là ngắn nhất? Biết là cầu được xây dựng phải vuông góc với bờ kênh.
Hãy vẽ hình cho bài tập trên?
PE + EF + FQ
Chứng minh:
E’
Dựng đường vuông góc với b tại F’ cắt a tại E’
Dựng PP’ // và = EF (về phía bờ sông).
Cách dựng và chứng minh
E
F
Q
Bờ kênh a
Bờ kênh b
F’


P
Cầu
P`
Nối P’ với Q cắt b tại F’
Cách dựng:
PE + EF + FQ = P’F + PP’ + FQ
Củng cố: các dấu hiệu nhận biết hình bình hành
1. Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.

2. Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
3. Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là
hình bình hành
4. Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
5. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm
của mỗi đường là hình bình hành.
Hướng dẫn về nhà
Học thuộc định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
Làm bài tập 49 SGK ; 83 ; 85 (Trang 69 SBT)
Chuẩn bị bài: " Đối xứng tâm "
TIẾT HỌC ĐÃ KẾT THÚC, KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
Tháng 10 - 2015
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)