Bo de thi HKINV7co HD cham1011

Chia sẻ bởi Lê Thanh Nam | Ngày 16/10/2018 | 58

Chia sẻ tài liệu: Bo de thi HKINV7co HD cham1011 thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:



ĐỀ SỐ 1:
Câu1: (2đ)
Nhận xét về sự khác nhau của cụm từ "ta với ta" trong hai bài thơ " Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan và "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến
Câu 2: (2đ)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“...Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có gì nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thuỷ chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thi em bỗng tru tréo lên giận dữ…”
(Trích “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Khánh Hoài)
a.Thế nào là đại từ?. Hãy tìm các đại từ, quan hệ từ, được sử dụng trong đoạn văn.
b. Xác định câu trần thuật đơn có trong đoạn văn.
Câu 3: (6đ)
Hãy nêu cảm nghĩ về cây tre của quê hương em.

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: Nhận xét sự khác nhau của cụm từ " ta với ta trong 2 bài thơ
- Bài "Qua Đèo Ngang" :
+ Chỉ tác giả với nỗi niềm của chính mình ( 0,5 đ)
+ Sự cô đơn nhỏ bé của con người trước non nước bao la ( 0.5 đ)
- Bài " Bạn đến chơi nhà"
+ Chỉ tác giả với người bạn ( 0.5 đ)
+ Sự chan hòa, sẻ chia ấm áp của tình bạn thắm thiết ( 0.5 đ)
Câu 2: (2đ)
a. Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi (0.5đ)
- Các đại từ: chúng tôi, tôi, nó, em (0,25đ).
- Quan hệ từ: của, cho, và, nhưng, vừa, thì (0,25đ).
b. Câu trần thuật đơn có trong đoạn văn: câu (1) và câu (2). (1đ)
Câu 3: (6đ) * Dàn ý chi tiết:
1.Mở bài: (1đ)
Giới thiệu khái quát về cây tre của quê hương em.
2.Thân bài: (4 đ)
Nêu đặc điểm về cây tre: Mỗi ý (1đ)
- Hình dáng...
- Là biểu tượng của dân tộc Việt Nam: Bền bỉ, kiên cường, chống chịu cho dù nắng mưa bão táp…
- Bóng cây tre che chở cho con người khỏi nắng buổi trưa hè...
- Công dụng của tre: Trong cuộc sống hằng ngày, trong chiến đấu...
3. Kết bài: (1đ)
Nêu tình cảm của mình đối với cây tre.
* Biểu điểm:
- Điểm 5- 6: Bài làm đúng thể loại, chỉ ra được đối tượng biểu cảm. Nội dung phong phú, có cảm xúc, trình bày chặt chẽ, mạch lạc...
- Điếm 3 -4: Lời văn mạch lạc, rõ ràng, logic. Tuy nội dung bài làm thiếu phong phú.
- Điểm 1 -2: Bài làm có ý, tuy nội dung quá ngắn gọn, cách trình bày chưa chính xác và thiếu hấp dẫn. Bài văn còn mắc một số lỗi chính tả.
- Điểm 0: Bài làm lạc đề



ĐỀ SỐ 2
Câu 1: ( 3 điểm )
Nhớ và chép chính xác lại bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh?
a, Cho biết bài thơ viết theo thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ đó?
b, Tìm trong bài thơ:
- Hai điệp ngữ;
- Một từ ghép Hán Việt;
- Hai quan hệ từ;
Câu 2: ( 7 điểm )
Viết bài văn nêu cảm nghĩ về người thân yêu nhất của em ( ông, bà, bố, mẹ, ...).
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM NGỮ VĂN 7
Câu 1: ( 3 điểm )
Chép chính xác bài thơ. ( 1 đ )
a, - Thể thơ: Thất ngô tứ tuyệt ( 0,25 đ )
- Đặc điểm thể thơ ( 0,25 đ )
b, - Hai điệp ngữ: lồng, chưa ( 0,5 đ )
- Từ ghép Hán Việt: cổ thụ ( 0,5 đ )
- Hai quan hệ từ: như, vì ( 0,5 đ )
Câu 2: ( 7 điểm )
a, Mở bài: 1,5 điểm
Giới thiệu đối tượng và tình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Nam
Dung lượng: 23,07KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)