Bộ công cụ
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Vân Anh |
Ngày 05/10/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: bộ công cụ thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BỘ CÔNG CỤ
THEO DÕI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
DỰA VÀO BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ 5 TUỔI
1. Tại sao cần theo dõi sự phát triển của trẻ 5 tuổi?
Theo dõi sự phát triển của trẻ 5 tuổi để điều chỉnh phương pháp, điều kiện giáo dục, kế hoạch giáo dục. Trên cơ sở đó, giúp trẻ đạt được các chỉ số giáo dục - kết quả mong đợi trong giáo dục.
2. Theo dõi sự phát triển của trẻ 5 tuổi bằng phương tiện nào?
Theo dõi sự phát triển của trẻ bằng bộ công cụ kiểm tra, gọi tắt là bộ công cụ.
3. Bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ 5 tuổi bao gồm những gì?
Bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ bao gồm:
- Các phương pháp theo dõi sự phát triển của trẻ
- Các phương tiện sử dụng trong các phương pháp theo dõi: bao gồm đồ dùng, đồ chơi, học liệu có liên quan…
- Bảng theo dõi sự phát triển của lớp/ nhóm.
4. Ai sử dụng bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ 5 tuổi ?
- Cán bộ quản lý giáo dục mầm non các cấp.
- Giáo viên mầm non
5. Sử dụng bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ 5 tuổi để làm gì?
- Đối với cán bộ quản lý giáo dục mầm non
Bộ công cụ được sử dụng để đánh giá sự phát triển của trẻ, xác định những các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phát triển của trẻ, làm căn cứ để định hướng, xây dựng, điều chỉnh kế hoạch chung của nhà trường; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; phát hiện và bồi dưỡng cho giáo viên các chỉ số cần hướng dẫn ngay trên trẻ - chỉ số “nóng/ hót”
- Đối với giáo viên
Bộ công cụ được sử dụng để ghi chép lại và theo dõi sự phát triển ở từng trẻ/ nhóm trẻ, tổng hợp chúng thành một hồ sơ lớp học; sử dụng hồ sơ này để lập, điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với những chỉ số cần hướng dẫn cho trẻ trong từng giai đoạn; sử dụng làm thông tin để báo cáo, trao đổi với các bậc phụ huynh.
6. Ai xây dựng bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ 5 tuổi?
- Cán bộ quản lý giáo dục mầm non các cấp.
- Giáo viên mầm non
7. Xây dựng bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ 5 tuổi như thế nào?
Có thể xây dựng bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ 5 tuổi theo 8 bước sau:
Bước 1. Lựa chọn các chỉ số cần theo dõi.
Với giáo viên, cả năm cần theo dõi hết 120 chỉ số. Mỗi tháng hoặc mỗi chủ đề cần theo dõi 20- 30 chỉ số. Các chỉ số được lựa chọn cần thỏa mãn những yêu cầu sau đây:
* Đại diện cho tất cả 4 lĩnh vực của Bộ chuẩn
* Mỗi lĩnh vực có chỉ số ở tất cả 28 chuẩn
* Mỗi chuẩn chứa 1-2 chỉ số đã dạy trẻ
* Các chỉ số đại diện cho các kiến thức, kĩ năng, thái độ đã dạy trẻ
* Tính đến các vùng miền/ bối cảnh khác nhau,
Với cán bộ quản lý, mỗi lần kiểm tra cần lựa chọn khoảng 30-40 chỉ số. Các chỉ số được chọn cần thỏa mãn những yêu cầu sau đây:
* Đại diện cho tất cả 4 lĩnh vực của Bộ chuẩn
* Mỗi lĩnh vực có chỉ sô ở tất cả 28 chuẩn
* Mỗi chuẩn chứa 1-2 chỉ số đã dạy trẻ, ưu tiên cho những chỉ số khó đối với trẻ. Đồng thời, có những chỉ số thể hiện cùng một khả năng của trẻ trong các hoạt động khác nhau.Ví dụ: Chuẩn 2 - Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động trong các nhóm cơ nhỏ”, có các chỉ số “ Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền”, “Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản” và “ Dán các hình vào đúng vị trí cho trước không bị nhăn” đều thể hiện sự khéo léo và phối hợp vận động mắt tay của trẻ trong hoạt động hàng ngày. Có thể sử dụng một trong các chỉ số này để đại diện cho khả năng mà ta muốn đánh giá ở trẻ.
* Các chỉ số đại diện cho các kiến thức, kĩ năng, thái độ đã dạy trẻ
* Tính đến các vùng miền/ bối cảnh khác nhau,
Bước 2. Tìm hiểu minh chứng của chỉ số đã chọn (xem phụ lục 1)
Bước 3. Lựa chọn phương pháp phù hợp với chỉ số, minh chứng, với kinh nghiệm sử dụng của giáo viên, tần suất sử dụng của giáo viên
THEO DÕI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
DỰA VÀO BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ 5 TUỔI
1. Tại sao cần theo dõi sự phát triển của trẻ 5 tuổi?
Theo dõi sự phát triển của trẻ 5 tuổi để điều chỉnh phương pháp, điều kiện giáo dục, kế hoạch giáo dục. Trên cơ sở đó, giúp trẻ đạt được các chỉ số giáo dục - kết quả mong đợi trong giáo dục.
2. Theo dõi sự phát triển của trẻ 5 tuổi bằng phương tiện nào?
Theo dõi sự phát triển của trẻ bằng bộ công cụ kiểm tra, gọi tắt là bộ công cụ.
3. Bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ 5 tuổi bao gồm những gì?
Bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ bao gồm:
- Các phương pháp theo dõi sự phát triển của trẻ
- Các phương tiện sử dụng trong các phương pháp theo dõi: bao gồm đồ dùng, đồ chơi, học liệu có liên quan…
- Bảng theo dõi sự phát triển của lớp/ nhóm.
4. Ai sử dụng bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ 5 tuổi ?
- Cán bộ quản lý giáo dục mầm non các cấp.
- Giáo viên mầm non
5. Sử dụng bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ 5 tuổi để làm gì?
- Đối với cán bộ quản lý giáo dục mầm non
Bộ công cụ được sử dụng để đánh giá sự phát triển của trẻ, xác định những các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phát triển của trẻ, làm căn cứ để định hướng, xây dựng, điều chỉnh kế hoạch chung của nhà trường; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; phát hiện và bồi dưỡng cho giáo viên các chỉ số cần hướng dẫn ngay trên trẻ - chỉ số “nóng/ hót”
- Đối với giáo viên
Bộ công cụ được sử dụng để ghi chép lại và theo dõi sự phát triển ở từng trẻ/ nhóm trẻ, tổng hợp chúng thành một hồ sơ lớp học; sử dụng hồ sơ này để lập, điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với những chỉ số cần hướng dẫn cho trẻ trong từng giai đoạn; sử dụng làm thông tin để báo cáo, trao đổi với các bậc phụ huynh.
6. Ai xây dựng bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ 5 tuổi?
- Cán bộ quản lý giáo dục mầm non các cấp.
- Giáo viên mầm non
7. Xây dựng bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ 5 tuổi như thế nào?
Có thể xây dựng bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ 5 tuổi theo 8 bước sau:
Bước 1. Lựa chọn các chỉ số cần theo dõi.
Với giáo viên, cả năm cần theo dõi hết 120 chỉ số. Mỗi tháng hoặc mỗi chủ đề cần theo dõi 20- 30 chỉ số. Các chỉ số được lựa chọn cần thỏa mãn những yêu cầu sau đây:
* Đại diện cho tất cả 4 lĩnh vực của Bộ chuẩn
* Mỗi lĩnh vực có chỉ số ở tất cả 28 chuẩn
* Mỗi chuẩn chứa 1-2 chỉ số đã dạy trẻ
* Các chỉ số đại diện cho các kiến thức, kĩ năng, thái độ đã dạy trẻ
* Tính đến các vùng miền/ bối cảnh khác nhau,
Với cán bộ quản lý, mỗi lần kiểm tra cần lựa chọn khoảng 30-40 chỉ số. Các chỉ số được chọn cần thỏa mãn những yêu cầu sau đây:
* Đại diện cho tất cả 4 lĩnh vực của Bộ chuẩn
* Mỗi lĩnh vực có chỉ sô ở tất cả 28 chuẩn
* Mỗi chuẩn chứa 1-2 chỉ số đã dạy trẻ, ưu tiên cho những chỉ số khó đối với trẻ. Đồng thời, có những chỉ số thể hiện cùng một khả năng của trẻ trong các hoạt động khác nhau.Ví dụ: Chuẩn 2 - Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động trong các nhóm cơ nhỏ”, có các chỉ số “ Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền”, “Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản” và “ Dán các hình vào đúng vị trí cho trước không bị nhăn” đều thể hiện sự khéo léo và phối hợp vận động mắt tay của trẻ trong hoạt động hàng ngày. Có thể sử dụng một trong các chỉ số này để đại diện cho khả năng mà ta muốn đánh giá ở trẻ.
* Các chỉ số đại diện cho các kiến thức, kĩ năng, thái độ đã dạy trẻ
* Tính đến các vùng miền/ bối cảnh khác nhau,
Bước 2. Tìm hiểu minh chứng của chỉ số đã chọn (xem phụ lục 1)
Bước 3. Lựa chọn phương pháp phù hợp với chỉ số, minh chứng, với kinh nghiệm sử dụng của giáo viên, tần suất sử dụng của giáo viên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Vân Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)