Be that la xinh-van

Chia sẻ bởi Bùi Thị Cẩm Vân | Ngày 05/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: be that la xinh-van thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:


Thực hiện: 5tuần Ttừ ngày 24/09 đến ngày 19/10/2012
Lồng ghép CĐGDBVMT

I/MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
Có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân.
Có một sổ kỹ năng vận động để sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
Biết giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh thân thể, tay chân, răng miệng và quần áo sạch sẽ là có lợi cho sức khoẻ.
Biết lợi ích của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống và giấc ngủ.
Biết mặc quần áo, đội mũ nón phù hợp khi thời tiết thay đổi.
2. Phát triển nhận thức:
Có một số hiểu biết về bản thân, biết mình giống và khác các bạn qua một số đặc điểm các nhân, khả năng, sở thính riêng, giới tính và hình dáng bên ngoài của cơ thể.
Có một số hiểu biết về tác dụng các bộ phận trên cơ thể, cách giữ gìn vệ sinh và chăm sóc các bộ phận đó.
Biết cơ thể con người có 5 giác quan, tác dụng của từng giác quan, hiểu sự cần thiết của việc chăm sóc, giữ gìn vệ sinh các giác quan. Sử dụng các giác quan để nhận biết, phân biệt các đồ dùng, đồ chơi, sự vật hiện tượng gần gũi, đơn giản trong cuộc sống hằng ngày.
Có một số hiểu biết về các loại thực phẩm khác nhau và ích lợi của chúng với sức khoẻ của bản thân.
3. Phát triển ngôn ngữ:
Biết sử dụng các từ ngữ để kể chuyện và giới thiệu về bản thân, về những sở thích và hứng thú. Biết lắng nghe và trả lời lịch sự, lễ phép với mọi người.
Biết bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận của mình với môi trường xung quanh, với mọi người qua lời nói, cử chỉ và điệu bộ.
4. Phát triển tình cảm – xã hội:
Biết cảm nhận cảm xúc khác nhau của mình và của người khác.
Biết giúp đỡ mọi người xung quanh. Hiểu được khả năg của bản thân, biết coi trọng và làm theo các qui định chung của gia đình và lớp học.
Biết cách ứng xử với bạn bè và người lớn, phù hợp với giới tính của mình.
5. Phát triển thẩm mĩ:
Biết sử dụng một số dụng cụ, vật liệu để tạo ra một số sản phẩm mô tả hình ảnh về bản thân và người thân có bố cục và màu sắc hài hoà.
Thể hiện những cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa hát, âm nhạc về chủ để.








II/KẾT QUẢ MONG ĐỢI:

1. Phát triển thể chất:Rèn luyện sự khéo léo của cơ tay qua các kĩ năng: Xếp quần áo, trò chơi, múa và vận động.
2. Phát triển nhận thức:Trẻ nhận biết năm giác quan của con người, gọi đúng tên và biết chức năng từng cơ quan cảm giác: mũi (khứu giác), lưỡi (vị giác), tai (thính giác), mắt (thị giác), tay (xúc giác).
Luyện các cơ quan cảm giác của trẻ: sờ, nếm, ngửi, quan sát, nghe.Nhận biết đặc điểm và lợi ích của đôi tay.
Phân biệt tay trái- tay phải, cung cấp từ “ đôi tay”. Phân biệt to- nhỏ, so sánh dài hơn, ngắn hơn.
Biết phân biệt nam hoặc nữ và nhận biết trang phục của nam và nữ
3. Phát triển ngôn ngữ:Trẻ biết giới thiệu về tên của mình và của bạn.Dùng ngôn ngữ của mình kể về bạn.
- Phát triển ở trẻ một số ngôn ngữ thông qua việc gọi tên các bộ phận, các giác quan: tay, chân, thị giác, thính giác…
4. Phát triển tình cảm – xã hội:Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh đôi tay
Biết cách chăm sóc và bảo vệ thân thể
Biết phối hợp làm việc theo nhóm bạn
Giáo dục trẻ biết nghe lời cô và chơi cùng bạn.
5.Phát triển thẩm mĩ:
Phát triển thẩm mỹ, ngôn ngữ mạch lạc.
Biết sử dụng các nguyên vật liệu để trang trí mẫu bạn trai và bạn gái.
động theo nhạc, trang trí cây thông.
Vận động hát múa nhịp nhàng theo bài hát
Hứng thú, mạnh dạn tham gia hoạt động.




















III/MẠNG NỘI DUNG:









































CHỦ ĐỀ:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Cẩm Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)