Bé biết yêu thương và chào hỏi lễ phép
Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Linh Phương |
Ngày 05/10/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: Bé biết yêu thương và chào hỏi lễ phép thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VẠN NINH
TRƯỜNG MẪU GIÁO HỌA MI
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN TC-KNXH
ĐỀ TÀI: BÉ BIẾT YÊU THƯƠNG VÀ
CHÀO HỎI LỄ PHÉP.
ĐỘ TUỔI: 5-6 TUỔI
GIÁO VIÊN: TRẦN THỊ XUÂN TRÚC
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 30-35 PHÚT
NGÀY THỰC HIỆN: 19/10/2013
đích – yêu cầu:
biết yêu thương bạn bè, gia đình, những người xung quanh; biết sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống; Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
Rèn khả năng diễn đạt mạch lạc, trả lời tròn câu; Trẻ thể hiện được tình yêu thương qua lời nói, nhận biết được tình yêu thương qua hành động, cử chỉ; Sử dụng một số từ chào hỏi, lễ phép với người lớn.
Phát triển tai nghe âm nhạc, khả năng chú ý có chủ định.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương giúp đỡ bạn bè, người thân trong gia đình và những người xung quanh; Biết chào hỏi lễ phép.
bị:
Bài hát “ Em yêu ai"
Một số slide thể hiện hành động yêu thương.
Tiến hành:
Hoạt động 1: Bé yêu ai?
Cô và trẻ cùng vận động theo nhạc bài hát “ Em yêu ai".
Đàm thoại với trẻ:
Trong bài hát, bạn nhỏ yêu ai?
Thế còn con?các con yêu những ai?
Nhà con có mấy người?
Vậy con yêu ai nhất?
- Dẫn dắt cho trẻ xem hình ảnh:
+ Hình ảnh về tình yêu thương trong gia đình, mái trường, với môi trường.
+ Hình ảnh không thể hiện tình yêu thương.
+ Khi nào chúng ta cảm thấy buồn bực, tức giận và không còn tình yêu thương nữa?
Khi các bạn làm cho con cáu giận như vậy, chúng ta hãy lấy tình yêu thương của mình , chúng ta hãy nhẹ nhàng, dịu dàng với bạn để chúng ta không còn cáu giận mà yêu thương các bạn hơn. Cô và các con sẽ cùng nhau có một bài tập tĩnh lặng và chúng ta thực hành bằng cách hãy làm đầy mình bằng tình yêu thương.
*Bài tập tĩnh lặng:
Cho trẻ nhắm mắt, thả lỏng cơ thể để cơ thể thật thoải mái và hòa mình theo giai điệu nhạc.
Các con cảm thấy thế nào khi chúng mình trải qua bài tập tĩnh lặng vừa rồi?
Nếu có một bạn nào đó đánh con, cắn con thì con sẽ nói với bạn như thế nào?
* Chơi trò chơi " Đường hầm yêu thương"
Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau. Mời một cháu A đi vào đường hầm, các bạn khác sẽ dành cho bạn A những lời nói yêu thương.
Cô cho trẻ chơi 3-4 lần, cô hỏi trẻ : Con có cảm xúc như thế nào khi được nghe những lời yêu thương?
* Giáo dục trẻ biết yêu thương giúp đỡ bạn bè, người thân trong gia đình và những người xung quanh;
Hoạt động 2: Bé nói lời lễ phép.
- Cô kể chuyện sáng tạo" Chú Thỏ Nâu " kết hợp cho trẻ quan sát slide hình ảnh.
- Đàm thoại:
Bạn Thỏ Nâu khi gặp người lớn thì chào như thế nào?
Bạn Thỏ Nâu khi gặp bạn thì chào như thế nào?
Bạn Thỏ Nâu chào bạn ở những tư thế nào?
Vậy thì tư thế chào hỏi như thế nào là đúng?
Khi chào hỏi mọi người thì gương mặt phải hướng về phía họ
Khi gặp người lớn thì chúng ta khoanh tay lại và nói " Cháu chào ông bà ạ"
Trẻ thực hành chào hỏi:
- Chào người lớn: khoanh tay lại, đầu hơi cúi xuống và nói " cháu chào ông bà ạ
- Chào bạn bè: Giơ bàn tay thẳng, ngang tầm mặt , gương mặt vui vè và nói " Mình chào bạn"
- Nếu chẳng may mắc lỗi thì khoanh tay lại, đầu hơi cúi xuống và nói " cháu xin lỗi ông bà"
Trẻ đóng vai chào hỏi:
Cô tạo tình huống, mời trẻ đóng vai ( bố, mẹ, ông, bà, con, khách đến chơi nhà) , trẻ thể hiện lời chào đúng và phù hợp .
* Giáo dục trẻ biết chào hỏi lễ phép.
- Nhận xét, tuyên dương kết thúc hoạt động.
TRƯỜNG MẪU GIÁO HỌA MI
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN TC-KNXH
ĐỀ TÀI: BÉ BIẾT YÊU THƯƠNG VÀ
CHÀO HỎI LỄ PHÉP.
ĐỘ TUỔI: 5-6 TUỔI
GIÁO VIÊN: TRẦN THỊ XUÂN TRÚC
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 30-35 PHÚT
NGÀY THỰC HIỆN: 19/10/2013
đích – yêu cầu:
biết yêu thương bạn bè, gia đình, những người xung quanh; biết sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống; Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
Rèn khả năng diễn đạt mạch lạc, trả lời tròn câu; Trẻ thể hiện được tình yêu thương qua lời nói, nhận biết được tình yêu thương qua hành động, cử chỉ; Sử dụng một số từ chào hỏi, lễ phép với người lớn.
Phát triển tai nghe âm nhạc, khả năng chú ý có chủ định.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương giúp đỡ bạn bè, người thân trong gia đình và những người xung quanh; Biết chào hỏi lễ phép.
bị:
Bài hát “ Em yêu ai"
Một số slide thể hiện hành động yêu thương.
Tiến hành:
Hoạt động 1: Bé yêu ai?
Cô và trẻ cùng vận động theo nhạc bài hát “ Em yêu ai".
Đàm thoại với trẻ:
Trong bài hát, bạn nhỏ yêu ai?
Thế còn con?các con yêu những ai?
Nhà con có mấy người?
Vậy con yêu ai nhất?
- Dẫn dắt cho trẻ xem hình ảnh:
+ Hình ảnh về tình yêu thương trong gia đình, mái trường, với môi trường.
+ Hình ảnh không thể hiện tình yêu thương.
+ Khi nào chúng ta cảm thấy buồn bực, tức giận và không còn tình yêu thương nữa?
Khi các bạn làm cho con cáu giận như vậy, chúng ta hãy lấy tình yêu thương của mình , chúng ta hãy nhẹ nhàng, dịu dàng với bạn để chúng ta không còn cáu giận mà yêu thương các bạn hơn. Cô và các con sẽ cùng nhau có một bài tập tĩnh lặng và chúng ta thực hành bằng cách hãy làm đầy mình bằng tình yêu thương.
*Bài tập tĩnh lặng:
Cho trẻ nhắm mắt, thả lỏng cơ thể để cơ thể thật thoải mái và hòa mình theo giai điệu nhạc.
Các con cảm thấy thế nào khi chúng mình trải qua bài tập tĩnh lặng vừa rồi?
Nếu có một bạn nào đó đánh con, cắn con thì con sẽ nói với bạn như thế nào?
* Chơi trò chơi " Đường hầm yêu thương"
Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau. Mời một cháu A đi vào đường hầm, các bạn khác sẽ dành cho bạn A những lời nói yêu thương.
Cô cho trẻ chơi 3-4 lần, cô hỏi trẻ : Con có cảm xúc như thế nào khi được nghe những lời yêu thương?
* Giáo dục trẻ biết yêu thương giúp đỡ bạn bè, người thân trong gia đình và những người xung quanh;
Hoạt động 2: Bé nói lời lễ phép.
- Cô kể chuyện sáng tạo" Chú Thỏ Nâu " kết hợp cho trẻ quan sát slide hình ảnh.
- Đàm thoại:
Bạn Thỏ Nâu khi gặp người lớn thì chào như thế nào?
Bạn Thỏ Nâu khi gặp bạn thì chào như thế nào?
Bạn Thỏ Nâu chào bạn ở những tư thế nào?
Vậy thì tư thế chào hỏi như thế nào là đúng?
Khi chào hỏi mọi người thì gương mặt phải hướng về phía họ
Khi gặp người lớn thì chúng ta khoanh tay lại và nói " Cháu chào ông bà ạ"
Trẻ thực hành chào hỏi:
- Chào người lớn: khoanh tay lại, đầu hơi cúi xuống và nói " cháu chào ông bà ạ
- Chào bạn bè: Giơ bàn tay thẳng, ngang tầm mặt , gương mặt vui vè và nói " Mình chào bạn"
- Nếu chẳng may mắc lỗi thì khoanh tay lại, đầu hơi cúi xuống và nói " cháu xin lỗi ông bà"
Trẻ đóng vai chào hỏi:
Cô tạo tình huống, mời trẻ đóng vai ( bố, mẹ, ông, bà, con, khách đến chơi nhà) , trẻ thể hiện lời chào đúng và phù hợp .
* Giáo dục trẻ biết chào hỏi lễ phép.
- Nhận xét, tuyên dương kết thúc hoạt động.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Thị Linh Phương
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)