BDTX MODUN3 PT NGON NGU

Chia sẻ bởi Bùi Thị Lan | Ngày 05/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: BDTX MODUN3 PT NGON NGU thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

MÔĐUN3 : ĐẶC ĐIỂM PHÁT TIỄN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON
-Bắt đầu ngày học : 2/1/2015
-Ngày kết thúc :25/1/2015
I.LÝ THUYẾT

*.MỤC TIÊU
Về nhận thức
- Nắm được những kiến thức cơ bản về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non
- Xác định được những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về ngôn ngữ
Về kỹ năng
- Vận dụng những hiểu biết về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non vào công tác giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non mới.
Về thái độ
Tôn trọng những đặc điểm riêng về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non trong quá trình giáo dục. Chủ động nắm vững các đặc điểm, mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về ngôn ngữ để tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với độ tuổi và có hiệu quả cao trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
*.NỘI DUNG:
Nội dung 1:Phân tích đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 0-3 tuổi.
* Hoạt động 1:Phân tích đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 0 -1,5 tuổi.
Giai đoạn từ 0-5 tháng tuổi còn gọi là giai đoạn tiền ngôn ngữ của trẻ. Nghiên cứu cho thấy từ trong bào thai trẻ đã có những phản ứng của âm thanh, đến khi sinh ra trẻ dễ dàng cảm nhận được tiếng nói dịu dành, thân thuộc của mẹ, nên khi đang khóc nghe tiếng mẹ vỗ về, nựng nịu trẻ có thể nín khóc ngay.Trẻ cũng có phản ứng rõ rệt với các nguồn âm thanh. Khi nghe những âm điêu du dương của các bài hát ru. Tiếng chim hót hoặc những bản nhạc trẻ thường có biểu hiện thích thú và lắng nghe. Khoảng 3 tháng tuổi trẻ đã hóng, nói chuyện phat âm những chuỗi âm thanh liên tục, không rõ ràng. Khi đó trẻ, trẻ rất hào hứng, linh động, mắt nhìn vào mắt và miệng người nói chuyện với mình chân tay khua khoắng liên hồi. Miệng trẻ dẫu ra như miệng chim.Khi dễ chịu, trẻ cười to thành tiếng, khi muốn biểu lộ sự khó chịu trẻ khóc hoặc hò hét om xòm. Giai đoạn này người lớn chưa thể hiểu trẻ nói gì, nhưng cũng đoán được tâm trạng nhu cầu tối thiểu của trẻ qua ngôn ngữ.
Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi trẻ phát âm bập bẹ, bi bô, thời kỳ này, trẻ phát rất nhiều âm tiết, có những âm xa lạ không có trong tiếng mẹ đẻ. Các âm đó thường xuyên được lặp lại trong âm luôn ở âm tiết cuối, các tiết âm này gần giống nhau trong tất cả các từ.Địa đa số người lớn không hiểu được các từ của trẻ
Càng nói chuyện nhiều với trẻ thì trẻ càng thích bập bẹ, khi bạn nhắc lại nhiều lần một từ, trẻ sẽ cố gắng bắt chước phát âm đúng từ đó. Vì vậy cơ quan phát âm của trẻ ngày càng hoàn thiện, thính giác cũng được tập luyện và khả năng cấu tạo âm thanh một cách có ý thức của trẻ được.hình thành .Cùng với việc hình thiện dần về phát âm và thính giác, trong óc trẻ cũng hình thành mối liên hệ giữa các âm thanh phát ra và các hoạt động tương ứng của bộ máy phát âm. Thời kỳ bập bẹ có một tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình học nói của trẻ về sau. Thời kỳ này nhờ thói quen bú mẹ, các cơ bắp ở môi đã được tập luyện tốt, trẻ dễ dàng phát âm các âm môi m,p,b,d,t,v.Thời kỳ này trẻ đã hiểu được nghĩa của từ có không và có giao tiếp bằng ngôn ngữ của cơ thể, đưa 2 tay về phía trước khi muốn bạn bế, quay mặt đi nếu trẻ không muốn giao tiếp hoặc không muốn ai bế.,Từ 12 đến 18 tháng tuổi vốn từ của trẻ được phát triển lên đến 20 - 30 từ. Trẻ hiểu nghĩa và có sử dụng chủ động các từ như :đi, chơi,ăn, uống. Trẻ có thể hiểu một số từ như :mắt mũi, đầu quần áo.... cà làm theo những hướng dẫn/ mệnh lệnh đơn giản như: đến đây ,đi chơi nào đội mũ vào, làm xấu . Từ 16 đến 18 tháng, trẻ hay có xu hướng bắt chước lời nói của người khác, thường theo kiểu nói leo các tiếng sau cùng của câu nói ,khi được người lớn cổ vũ, trẻ rất thích thú,thường cười nói ,hưỡng ứng nhiệt liệt.ngoài ra trẻ bắt chước tiếng kêu các con vaatjnhuw chó mèo v...v.nhiều khi phát âm của trẻ không rỏ ràng trẻ con còn có xu hướng nói ngọng ví dụ ăn –anh con gà –con ngà..
Thời kì này trẻ hứng thú với sách đặc biệt sách in màu sắc đặc biệt đẹp ,nhưng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Lan
Dung lượng: 192,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)