Bản thân

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hoàng Trang | Ngày 05/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bản thân thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:


GIÁO ÁN HỘI GIẢNG
HĐCCĐ: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: NĂM GIÁC QUAN
LỚP: LÁ
THỜI GIAN: 25-30`
GV: Phạm Thị Hoàng Trang
I. Mục đích yêu cầu:
-Trẻ nhận biết năm giác quan của con người, gọi đúng tên và biết chức năng từng cơ quan cảm giác: mũi (khứu giác), lưỡi (vị giác), tai (thính giác), mắt (thị giác), tay (xúc giác).
-Luyện các cơ quan cảm giác của trẻ: sờ, nếm, ngửi, quan sát, nghe.
-Phát triển thẩm mỹ, ngôn ngữ mạch lạc.
-Giáo dục trẻ biết nghe lời cô và chơi cùng bạn. Biết giữ gìn vệ sinh thân thể và tự phục vụ cá nhân.
II. Chuẩn bị:
-Các hộp đựng các vật có mùi: hành, dấm, dầu thơm, bột tiêu,v.v…
-Các vật có vị: đường, muối, chanh, bánh quy, chocolate, v.v…
-4 hộp giấy kín (chỉ chừa một lỗ vừa đủ bàn tay của bé đưa vào) đựng các vật có kết cấu dễ biết như: lọ nước ấm, lọ nước đá, miếng vỏ cây xù xì, bông gòn, ...
-Tranh dưa hấu, thịt kho, quả khế,...
-Giấy A4 có vẽ bộ phận cơ thể và các bộ phận rời tương ứng với kích thước cơ thể.
III.Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô
Hoạt động cháu


*Hoạt động mở đầu:
Chơi trò chơi: "Trán, cằm, tai"
Các con chơi trò chơi có vui không?
Theo con trán cằm tai cái nào có ích nhất.
Để biết chúng có ích như thế nào các con cùng lắng nghe nhé.
*Hoạt động trọng tâm:
Cô kể chuyện: Ai có ích nhất
Cô kể chuyện tới giác quan nào thì trò chuyện về giác quan đó.
Theo con mắt dùng để làm gì?
Cho trẻ nhắm mắt lại, hỏi trẻ có nhìn thấy gì không?
Cho trẻ mở mắt ra, hỏi trẻ nhìn thấy những gì?
Cô và các con có nhìn thấy nhau không?
Nhờ đâu mà các con nhìn thấy nhau, nhìn thấy mọi vật?
Mắt nằm ở đâu?
Mắt còn gọi là thị giác.
Cho trẻ đọc từ đôi mắt trong tranh "đôi mắt"
Cô kể tiếp
Trò chuyện về cái mũi.
Chơi trò chơi: "Chiếc túi kì lạ "
Cô có chiếc túi kì lạ nhưng không biết trong này đựng những gì, cô mời các con cùng khám phá .
Cho trẻ nhắm mắt lại, đưa từng vị cho trẻ ngửi và bảo trẻ hãy đoán xem đó là gì?
Thảo luận với trẻ về những mùi trẻ ngửi được: đó là mùi thoang thoảng, thơm nồng hay mùi hăng hắc, mùi hôi, v.v..
Mũi còn giúp chúng ta những gì?
Mũi nằm ở vị trí nào?
Cho trẻ hít vào thở ra 2 lần.
Giới thiệu cho trẻ biết mũi còn gọi là cơ quan khứu giác.
Trò chơi: Hãy lắng nghe
Cô mở máy cho trẻ nghe 1 đoạn bài hát, tiếng chim hót, còi xe ô tô...
Các con vừa nghe thấy những gì?
Vì sao các con nghe thấy?
Đôi tai giúp chúng ta những gì?
Các con nói thầm cho nhau nghe đi nào?
Các con có nghe rõ không?
Cho trẻ hét lớn tiếng, hỏi trẻ nghe như thế nào?
À, như vậy để nghe được chúng mình nói vừa phải, không hét lớn, hay nói quá nhỏ.
Giới thiệu cho trẻ biết tai còn gọi là thính giác.
Chơi trò chơi: Trời tối, trời sáng
Cho trẻ lên nếm các loại thức ăn cô đã chuẩn bị sẵn.
Hỏi từng trẻ đã nếm được vị gì?
Các con nếm được nhờ đâu?
Cho trẻ xem tranh một số món ăn mà trẻ đã từng ăn, hỏi trẻ vị của từng món ăn.
Mời 4 trẻ lên lấy giùm cô 4 hộp đặt lên bàn
Lần lượt mời trẻ lên cho tay vào sờ vào vật trong hộp. Hỏi trẻ có cảm giác như thế nào và diễn tả ra xem (ví dụ như là mát tay, trơn, nhám, mềm, cứng, v.v..) Cho trẻ xem các vật trong hộp và đoán xem khi sờ vào những vật đó trẻ có cảm giác như thế nào?
Các con nhận biết được các vật nhờ vào cơ quan nào?
Giới thiệu cho trẻ biết tay còn gọi là cơ quan xúc giác.
Giáo dục cháu giữ gìn cơ thể sạch sẽ, bảo vệ các giác quan.,
Mắt, mũi, miệng, tai và tay là những giác quan rất quan trọng đối với các con, những giác quan này giúp các con nhận biết được mọi vật xung quanh. Mắt giúp con nhìn thấy, tai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hoàng Trang
Dung lượng: 65,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)