Bản thân

Chia sẻ bởi Trần Thị Lệ Hà | Ngày 05/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: bản thân thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN
Lĩnh vực: PTNT (Khám phá khoa học)
Đề tài : Bàn tay kỳ diệu của bé
Lứa tuổi : 5 - 6 tuổi
Chủ đề : Bản thân
Giáo viên: Nguyễn Thị Giang
******************


I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ gọi tên chính xác các bộ phận của bàn tay, tên gọi các ngón tay. Biết mỗi người có hai bàn tay, bàn tay là một trong những bộ phận của cơ thể, hai bàn tay giúp chúng ta làm mọi việc. Da bàn tay cùng với da trên khắp cơ thể giúp chúng ta cảm nhận được sự nóng hay lạnh, thô ráp hay nhẵn mịn, cứng hay mềm…của các vật xung quanh.
- Giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay, kỹ năng sờ nắm các vật và cảm nhận đặc điểm bên ngoài trong các hoạt động hàng ngày.
- Trẻ chơi được trò chơi theo đúng yêu cầu của cô, biết giữ gìn vệ sinh thân thể, chăm sóc đôi bàn tay sạch sẽ, tích cực tham gia vào hoạt động.
II. Chuẩn bị
- Đài, đĩa CD nhạc các bài hát: Cùng bóp vai, Năm ngón tay ngoan.
- 03 bức tranh vẽ sẵn thân cây, lá cây
-03 hộp màu nước, các khay đựng màu, khăn lau tay..
- 15 cặp chai nước nóng, lạnh.
- 15 quả bóng
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú
- Hát và vận động minh hoạbài Cùng bóp vai.
- Các con vừa chơi trò chơi gì? Các con bóp vai cho bạn nhờ bộ phận nào?
- Ngoài ra, trên cơ thể các con còn có bộ phận nào nữa?
2. Hoạt động 2: Khám phá về đôi bàn tay
a. Cấu tạo, tên gọi, đặc điểm, lợi ích của bàn tay
- Cho trẻ chia thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận: Các con biết gì về bàn tay?
- Cho trẻ trong nhóm trả lời
*Nhóm 1
+ Nhóm con đã thảo luận được gì? (Cô kết hợp cho trẻ đếm, minh họa và khái quát)
+ Nhóm con đặt tên cho điều mình kể là gì?
+ Nhóm 2 thấy nhóm 1 nói thế nào?
+ Nhóm 3 có bổ sung gì không?
- Tương tự nhóm 1 cô cho trẻ đại diện nhóm trả lời của nhóm 2 và nhóm 3.
- Cô khái quát lại
b. Đôi tay kì diệu của bé
- Có những trò chơi nào các con hay chơi mà dùng đến đôi tay, các con hãy chơi với nhau và nói cho cô biết!(cho trẻ 3 nhóm, nhóm chơi đúc bù đúc bín, nhóm lộn cầu vồng, nhóm kéo cưa lừa xẻ)
- Các con hãy chơi các trò chơi đó nào!
- Các con ạ! Bàn tay giúp các con cầm bút, xúc cơm, chơi đồ chơi và rất nhiều công việc khác. Vậy không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu ta không có đôi bàn tay?
Các con hãy tham gia chơi với những quả bóng nhựa nhé!
Cho trẻ đọc đồng dao “Tay đẹp” chia trẻ thành 2 nhóm và cho trẻ trải nghiệm với bóng theo yêu cầu của cô:
+ Dấu tay, lấy bóng và nêu kết quả
+ Dùng 1 tay, lấy bóng, tung bóng và nêu kết quả.
+ Dùng 2 tay, lấy bóng, tung bóng và nêu kết quả.
- Trò chuyện với trẻ về kết quả khi lấy các loại bóng khác nhau
c. Phát triển xúc giác của đôi tay
- Ngoài việc giúp con người làm những công việc hàng ngày, qua đôi bàn tay ta còn cảm nhận được rất nhiều điều thú vị!
+ Cho trẻ đi lấy chai nước
+ Con đang cầm chai nước gì? Vì sao con biết?
+ Nhờ vào bộ phận nào trên cơ thể mà chúng ta cảm nhận được độ nóng, lạnh của chai nước?
- Các con ạ! Da bàn tay và da trên khắp cơ thể giúp chúng ta cảm nhận được sự nóng hay lạnh, thô ráp, sần sùi hay nhẵn mịn, tròn hay dài của mọi vật xung quanh đấy.
* GD: Vậy nếu không có đôi tay thì sao? Làm thế nào để đôi bàn tay luôn sạch sẽ và khoẻ mạnh?
* Trò chơi: Bàn tay kỳ diệu:
- Đôi bàn tay không chỉ giúp chúng ta làm tất cả mọi việc mà còn tạo ra được những điều kì diệu, các con xem đó là gì nhé!
- Các con nhìn xem cô đã chuẩn bị gì đây nào?
- Bức tranh còn thiếu gì?
- Cô chuẩn bị sẵn 3 bức tranh, trên mỗi bức tranh có sẵn cành cây và lá cây. Nhiệm vụ của 3 nhóm là dùng bàn tay khéo léo của mình tạo thành những bông hoa còn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Lệ Hà
Dung lượng: 17,30KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)